“Trưởng thành là khả năng chịu đựng tính bất định.” (John Finley)
Để kích thích một sự suy nhược thần kinh ở ai đó, bạn có thể áp dụng các bước sau: Ép nạn nhân của mình vào một sự tồn tại tán nhỏ, cấm họ tham gia vào những hoạt động khiến cuộc đời tràn đầy niềm vui, loại bỏ họ khỏi công việc, phá hủy thói quen hàng ngày của họ, và nói với họ rằng ko được rời khỏi nhà của mình. Để biến tình thế thậm chí còn hay hơn cho kế hoạch quỷ quyệt, bạn sau đó có thể nói với nạn nhân của mình rằng xã hội đang đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Đáng buồn thay, đây ko phải là điều viễn hoặc, mà là hiện thực đối với nhiều người trên toàn cầu và do vậy trong Video này ta sẽ khám phá cách để bình ổn tâm lý trong cơn khủng hoảng.
Một cơn khủng hoảng dù cho nó diễn ra ở mức độ toàn thể xã hội, hay nó chỉ bao hàm ở phạm vi một gia đình hay 1 người đơn lẻ nhiều hơn, đều ảnh hưởng tới Psyche theo những cách tương đồng. Khi 1 cơn khủng hoảng dẫn tới thay đổi chóng vánh và to lớn tới các khuôn mẫu cuộc đời, đó chính là sự lạc lối. Nhưng nếu sự thay đổi như này đi kèm với tính bất định liên quan tới lúc, hay thậm chí nếu, mọi thứ quay trở lại bình thường, sự lạc lối có thể cực đoan đến mức đe dọa ý niệm về bản thân của mình. Bởi cá tính của ta được xây dựng trên những khuôn mẫu cuộc sống. Có thể là thói quen, vai vế xã hội, nghề nghiệp, sở thích hay mối quan hệ giữa người với người, tất cả những điều này góp phần vào sự tạo thành tính cá nhân và như nhà tâm lý học Micheal Mahoney giải thích:
“Ko dễ để duy trì một ý niệm nhất quán về tính cá nhân, giá trị bản thân, hay bản lĩnh khi đối mặt với vô vàn thách thức và thử thách lặp đi lặp lại tới các khuôn mẫu cũ.” (Michael Mahoney, Human Change Processes)
Thiếu đi một ý niệm nhất quán về tính cá nhân, thiếu đi chỉ dẫn sản sinh ra tính cá nhân, thế giới xung quanh ta cũng sẽ trở nên hỗn loạn hơn và có cảm tưởng ít phù hợp với mong muốn và nhu cầu của mình, hay như Jean Piaget giải thích: “Chúng ta tổ chức thế giới bằng cách tổ chức bản thân trước tiên.” Nếu những cú sốc đến các khuôn mẫu cuộc đời đủ nghiêm trọng, và nếu ta ko thể tìm ra cách để hiểu rõ nó, ta sẽ dễ bị suy sụp tâm lý bởi vì sự dữ dội về mặt cảm xúc xuất hiện khi đối mặt với một bản thân bị mục rữa:
“Khi các trải nghiệm lạ kỳ vượt quá khả năng cân bằng của cá nhân, cảm giác bị áp đảo là điều thông thường. Hệ quả là có thể dẫn đến rối loạn theo giai đoạn hoặc mãn tính và “suy sụp”.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Trong một cơn khủng hoảng toàn xã hội, người dân sẽ có khuynh hướng sợ hầu hết các mối đe dọa gây ra khủng hoảng, nhưng tùy vào bản chất của những mối đe dọa này, chỉ có mối đe dọa tới ý niệm về bản thân chúng ta đây có thể được coi là nguy hiểm nhất. May mắn thay, với vài tri thức về quá trình dẫn tới 1 cơn suy sụp, ta có thể đề ra vài bước để củng cố Psyche của mình.
Điều đầu tiên cần phải nhận ra, và dù nó nghe có vẻ khác thường, đó là một cơn suy sụp ko phải là sự sa đà vào trạng thái hỗn loạn hơn, mà là sự tái lập lại trật tự ở mức độ thích ứng có hại. Thái cực của suy sụp tâm lý thường hướng tới 2 hình thái – trầm cảm dữ dội hoặc loạn thần. Trầm cảm dữ dội loại bỏ một trong những trạng thái hỗn loạn gây ra sự suy sụp bằng cách thay thế nó với một trạng thái cực kỳ tuyệt vọng và vô vọng mà trong đó cá nhân tin rằng mọi thứ sẽ ko trở nên tốt hơn và chính vì vậy thoái lui ra khỏi cuộc đời. Sự dữ dội về mặt cảm xúc, thường mang hình thái lo âu cực độ, tiên đoán trước một cơn suy sụp thành cơn trầm cảm dữ dội được thay thế bằng tính thờ ơ và tâm lý vô hồn tới thế giới.
Ở thái cực còn lại chính là loạn thần. Quá trình loạn thần có khuynh hướng diễn ra như sau: sự kiện của cuộc đời ai đó, có thể là cơn khủng hoảng sâu sắc hay vấn đề mãn tính hơn chồng chất qua thời gian, hoàn toàn hủy hoại bất kỳ hình ảnh nào về ý niệm bản thân lành mạnh. Khi điều này xảy ra, 1 cá nhân sẽ tiến nào giai đoạn hoang mang của quá trình. Bản thân bị mục rữa và lạc lối mà điều này tạo nên sẽ mang đến những cảm xúc trước đó về sự dữ dội đến nỗi mà cá nhân ko thể tương tác phù hợp với môi trường của mình. Sau cùng, cơn hoảng loạn sẽ trở nên lấn át đến nỗi Psyche sẽ thiết lập lại trật tự thông qua thứ gọi là giai đoạn hiểu thấu cơn loạn thần.
Để hiểu rõ hơn quá trình này, ta có thể hướng đến Silvano Arieti, người dành cuộc đời mình cho việc chữa trị và nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt. Trong cuốn sách Interpretation of Schizophrenia, Arieti giải thích rằng giai đoạn hiểu thấy loạn thần xảy ra khi cá nhân trong trạng thái kinh hãi:
“…”thành công trong việc “xâu chuỗi mọi thứ với nhau.” Bằng cách đề ra một cách nhìn nhận hiện thực bệnh hoạn, anh ta có thể giải thích trải nghiệm bất thường của mình. Hiện tượng này được gọi là “hiểu thấu” bởi vì người bệnh cuối cùng thấy được ý nghĩa và mối liên hệ trong trải nghiệm của mình, nhưng sự hiểu thấu này mang tính loạn thần bởi vì nó được hình thành trên quá trình chỉ xảy ra trong trạng thái loạn thần.” (Silvano Arieti, Intepretation of Schizophrenia)
Hay như Arieti giải thích sâu hơn:
“Sự biến chuyển loạn thần sẽ cho phép anh ta trải nghiệm chính mình và môi trường theo cách kỳ lạ, độc nhất, thường khó có được sự chấp thuận đồng lòng.” (Silvano Arieti, Intepretation of Schizophrenia)
Dù nghe có vẻ kỳ lạ, trạng thái loạn thần lại thích hợp với giai đoạn hoang mang trước đó, đây là lý do tại sao Arieti định nghĩa loạn thần như là:
“Một cách dị thường để đương đầu với 1 tình huống [ko thể chịu đựng nổi].” (Silvano Arieti, Intepretation of Schizophrenia)
Nếu ta bị ảnh hưởng bởi 1 cơn suy sụp nhiều nhất khi bị bao vây bởi các cảm xúc mãnh liệt đi kèm với một lối sống khó khăn, vậy thì bước đầu tiên để ngăn chặn suy sụp tâm lý, chính là chú ý tới lời khuyên của Henry David Thoreau và “Khi ngờ vực, hãy bước chậm lại.” Nếu ta nhận thấy cảm xúc của mình đang lên đỉnh điểm, hay làm ta lảo đảo trong vòng xoáy của sự kinh hãi và tuyệt vọng, ta cần bằng cách nào đó gián đoạn quá trình này trước khi đạt đến trạng thái hoang mang cực độ. Cách tệ nhất để giải quyết điều này chính là thử lý lẽ hay tranh cãi với cảm xúc, trong khi cách tốt nhất để giải quyết tình thế này chính là dùng một vài hình thức hoạt động để thư giãn và để ta định tâm lại. Nhiều người nhận thấy việc thiền chánh niệm hoạt động tốt cho mục đích này, nhưng đó chỉ là một trong vô vạn hoạt động ta có thể sử dụng. Carl Jung, người chịu đựng cơn khủng hoảng cá nhân mãnh liệt đến nỗi bỡn cợt với cơn loạn thần, thường sẽ vẽ và tô màu hình Mandala để làm dịu tâm trí suy nghĩ dồn dập. Những người khác có thể tìm thấy sự cứu vãn trong việc nâng tạ, đi bộ, vài hình thức thủ công mỹ nghệ hay sở thích, hay một cuộc trò chuyện với người bạn điềm tĩnh. Điều mấu chốt ở đây là chúng ta có dự trữ vài hoạt động mà mình có thể dùng để định tâm lại khi cảm xúc đang đẩy ta đi quá xa. Nếu ta thực sự cảm thấy bị áp đảo, một trong những chiến lược tốt nhất chính là thứ Nietzsche gọi là “Thuyết định mệnh người Nga”, đó là ko làm gì cả ngoài việc buông xuôi và thư giãn hết mức có thể:
“Ko còn chấp nhận bất kỳ thứ gì, ko còn đón nhận bất kỳ điều gì, ko còn chú ý bất kỳ điều gì nữa – hoàn toàn ngừng phản ứng. Thuyết định mệnh này… có thể bảo toàn cuộc đời dưới tình cảnh nguy khốn nhất bằng cách giảm trao đổi chất, làm chậm nó lại, giống như 1 kiểu ý muốn ngủ đông.” (Nietzsche, Ecce Homo)
Note: Russian Fatalism nghĩa là thuyết định mệnh người Nga, ý chỉ một triết lý đương đầu với rắc rối có thể xảy ra bằng cách buông xuôi và thư giãn, ko nổi dậy đương đầu hay dành nhiều sức phí hoài nghĩ về những thứ khác có thể xảy ra, trong web gốc có 1 đoạn Nietzsche nói về Russian Fatalism, sẽ dịch sau để có cái nhìn rõ nét hơn về nó.
Hay như William James viết:
“Sự chuyển dịch từ căng thẳng, tự chịu trách nhiệm và lo lắng, sang tính bình thản, phóng khoáng, và bình yên, là điều tuyệt trần nhất trong số tất cả những chuyển biến trạng thái cân bằng bên trong, những thay đổi trong trung tâm sinh lực của cá nhân, điều tôi phân tích quá thường xuyên; và điều ngạc nhiên chủ chốt chính là nó thường xuyên xuất hiện, ko thông qua hành động, mà chỉ đơn thuần là nghỉ ngơi và quẳng gánh lo đi.” (William James, The Varieties of Religious Experience)
Nhưng cũng có những bước ta có thể sử dụng sẽ bảo vệ ta khỏi việc rơi xuống hố sâu thẳm tuyệt vọng làm ta dễ mắc phải một cơn suy sụp ngay từ ban đầu, và một bước như này chính là loại bỏ những nội dung đùa giỡn trên nỗi sợ (Fear Porn). Trong cơn khủng hoảng, rất khó để chia tách sự thật ra khỏi hư cấu và vì lẽ đó việc cho phép tâm trí chúng ta bị đắm chìm và choáng ngợp bởi sự thảm hại hóa từ phương tiện truyền thông sẽ chẳng góp phần nào tới sự tỉnh táo của mình cả. Hơn nữa, với thành tích rõ ràng kém cỏi của phương tiện truyền thông chính cống và những tình tiết lặp đi lặp lại nhờ đó khiến họ bị mắc vào những lời nói dối và thao túng của chính mình, sẽ thật ngu xuẩn nếu đặt niềm tin vào họ, vì như kinh thánh đã nói:
“Như một con chó tự nôn mửa trở lại thì kẻ ngu lại tự lặp lại sự điên khùng của chính mình.” (Book of Proverbs)
Note: Fear Porn ở đây là một định nghĩa hoàn toàn riêng, nó ám chỉ những nội dung của phương tiện truyền thông chính cống cố ý và đùa giỡn một cách vui vẻ trên nỗi sợ của con người, nói cách khác, truyền thông kiểu này muốn làm công chúng hoảng sợ thay vì đưa ra thông tin đúng và giáo dục công chúng.
Sau khi rời mắt khỏi những câu chuyện gây nỗi sợ của truyền thông, điều tiếp theo ta cần làm đó là tái lập lại một vài trật tự cho cuộc đời. Bởi khi 1 cơn khủng hoảng phá vỡ nghiêm trọng các khuôn mẫu và trong một khoảng thời gian dài, ta càng bị động thì tính cá nhân của ta càng gặp nguy hiểm. Thay vì lấp đầy những ngày của mình bằng cách trôi dạt từ những thú tiêu khiển thiếu suy nghĩ sang cái khác, ta nên dành thời gian cho những hoạt động mang tính phần thưởng hơn. Ta có thể chế tạo nhiều thứ, học hỏi nhiều thứ, sửa chữa nhiều thứ, ta có thể tập trung vào việc phát triển thói quen hay loại bỏ những thói quen mang tính tàn phá ra khỏi bản thân, ta chỉ cần lấp đầy vực thẳm sinh ra bởi cơn khủng hoảng với những hoạt động mang đến cuộc đời ta một vài kiểu hệ thống, ý nghĩa, và cảm giác thành quả. Thực hiện điều này có thể là sự khác biệt giữa việc sa đà vào trạng thái lạc lối của một bản thân mục rữa và giữ vững vàng xuyên xuốt thời gian khủng hoảng.
Trong khi có vô vạn hoạt động có thể dùng để tái lập lại một chút trật tự cho cuộc đời, có một dự án có thể cực kỳ hữu dụng vào thời điểm này và dự án đó dựa theo câu thần chú của nhiều chính trị gia đó là đừng bao giờ để một cơn khủng hoảng tốt bị bỏ phí. Bởi trong khi một cơn khủng hoảng khiến ta dễ bị suy sụp tâm lý, những thời điểm đó cũng đã chín muồi để đạt được điều gọi là đột phá tâm lý. Sự đột phá này là tấm gương đối nghịch với sự suy sụp bởi ý niệm về bản thân ta ko mất kết nối với hiện thực như trong cơn loạn thần, cũng ko bị sa đà vào tính thờ ơ và tuyệt vọng hoàn toàn như trong bệnh trầm cảm, mà thay vào đó ý niệm về bản thân của một người được sắp xếp lại quay quanh giá trị và khuôn mẫu cuộc sống có khả năng hồi phục và thích ứng có lợi về mặt chức năng hơn. Trong những thời điểm loạn lạc, ta vẫn có thể tìm thấy cái may trong cái rủi và ở Video tiếp theo ta sẽ tìm hiểu cách mà những thời điểm khủng hoảng, đối với những người gan dạ, lại có thể biến thành một cơ hội tuyệt vời:
“Thứ con sâu bướm gọi là tận cùng của thế gian,” Richard Bach viết “người tinh thông gọi đó là một con bươm bướm.” (Richard Bach)