“Bởi vì thời gian mà mọi thứ trở thành hư vô trong lòng bàn tay ta và mất đi mọi giá trị thực chất.” (Arthur Schopenhauer)
Theo như suy nghĩ đại chúng, chủ nghĩa bi quan là một ý tưởng tất yếu gắn liền với cảm giác trầm cảm, tuyệt vọng, và vô vọng. Tuy nhiên, như trường hợp thường xảy ra với suy nghĩ đại chúng, ý tưởng này là sai.
Thay vào đó, một số nhà tư tưởng bi quan nổi tiếng nhất ko xem chúng như một góc quan méo mó về mặt cảm xúc, đúng hơn, nó là một cách nhìn nhận thế giới có thể mang đến sức mạnh và tri thức cần thiết để củng cố bản thân trước thực tế tàn khốc của đời.
Như Albert Camus lưu ý:
“Ý tưởng cho rằng triết lý bi quan tất yếu phải là một triết lý gây nản lòng là một ý tưởng [trẻ con], nhưng nó từ quá lâu cần một sự bác bỏ.” (Albert Camus)
Trong Video này, ta sẽ nghiên cứu vắn tắt ý tưởng của một số nhà bi quan nổi tiếng trong vài trăm năm qua, và kết bài bằng cách bào chữa một hình thái bi quan do triết gia thế kỷ 19 mang tên Friedrich Nietzsche tạo ra đó là “bi quan sức mạnh” (Pessimism of strength).
Trong khi chủ nghĩa bi quan được định nghĩa theo nhiều cách khác biệt, vì mục đích của Video này, chúng tôi sẽ phân loại người bi quan là kẻ mang niềm tin trọng tâm: đó là, mặc dù con người đã cực kỳ thành công từ góc nhìn tiến hóa – có khả năng thích nghi và sinh tồn đáng kinh ngạc trong vô vàn môi trường – nhưng khi nói đến việc đạt được một cuộc đời ko bị chi phối bởi nỗi đau và bất mãn, con người là những kẻ thất bại.
Arthur Schopenhauer, hình tượng xuất hiện nhiều nhất trong tâm trí khi một người nghĩ về chủ nghĩa bi quan, đã truyền tải quan điểm này bằng câu nói:
“Nếu mục đích trước mắt và tức thì của đời ko phải đau khổ, vậy thì sự tồn tại sẽ là điều bất tương thích nhất với mục đích của nó trên thế giới này.”
Khởi đầu từ thế kỷ 18 với triết gia Jean Jacques Rosseau, người thường được coi là nhà bi quan hiện đại đầu tiên, từ đó đã xuất hiện một số nhà tư tưởng bi quan tìm cách khám phá nguồn gốc của sự bất cân giữa chúng ta và thế giới mình sống.
Trong khi những nhà bi quan này có các phép chuẩn đoán khác nhau, như Joshua Dienstag lưu ý trong cuốn sách tuyệt vời mang tên Pessimism: Philosophy, Ethic, Spirit, có một chủ đề chung tràn ngập trong suy nghĩ họ. Họ cho rằng, cuộc sống con người đã quá chín muồi với nỗi đau và sầu khổ, bởi vì gánh nặng đến từ nhận thức thời gian độc nhất đặt lên chúng ta.
“Tất cả bi kịch ta có thể hình dung”, triết gia người Pháp Simone Weil viết, “sau cùng quy về bi kịch chỉ một và duy nhất: Sự trôi đi của thời gian.”
Triết gia người Roma thế kỷ 20 mang tên Emil Cioran cũng nhận thấy “tính cách quỷ quyệt của thời gian” là vấn đề nền tảng của con người. Các nhà bi quan đồng tình rằng, nhận thức về quá khứ và tương lai, là điều chịu trách nhiệm cho phần lớn nỗi lo âu, sợ hãi, tiếc nuối và cảm giác tội lỗi tràn ngập theo một cách định nghĩa cuộc đời của tất cả chúng ta.
Nietzsche đặc biệt nhạy cảm với gánh nặng đến từ nhận thức về quá khứ đặt lên con người chúng ta, xem quá khứ như là “hòn đá “đã từng””(it was), ko thể bị lay chuyển hoặc thay đổi dù cho cố gắng đến đâu.
Chúng ta mang theo những lỗi lầm quá khứ, hối tiếc, và thất vọng, và cảm giác tội lỗi nảy sinh từ những điều ta ko thể thay đổi. Ngay cả những ký ức vui vẻ cũng mang một thoáng hoài niệm và đau buồn, bởi những gì đã qua sẽ vĩnh viễn mất đi, ko bao giờ trở lại nữa.
Như Nietzsche viết trong cuốn Thus Spoke Zarathustra, quá khứ rõ ràng là một gánh nặng đối với ta bởi vì nó mãi nằm ngoài tầm với, ko thể lay chuyển và ko thể thay đổi.
“Sẵn lòng tự do: nhưng điều gì thậm chí đưa kẻ tự do vào gông cùm? / “Đã từng”: đó là ý muốn vỡ mộng và là nỗi sầu hiu quạnh nhất. Bất lực đối với những gì đã xong – nó là một khán giả giận dữ những gì từng là quá khứ. / Đi ngược mong muốn chính là ko thể mong muốn; rằng nó ko thể phá vỡ thời gian và ham muốn thời gian – đây chính là nỗi buồn hiu quạnh nhất của ý muốn.” (Thus Spoke Zarathustra)
Để thoát khỏi gánh nặng quá khứ, nhiều người hướng nhận thức của họ về tương lai phía trước, với hy vọng điều tốt hơn sẽ tới. Tuy nhiên, các nhà bi quan nghĩ rằng có hai vấn đề chính liên quan tới việc mong đợi quá nhiều, và phụ thuộc quá nặng nề vào tương lai.
Đầu tiên, khi chú trọng quá nhiều vào tương lai, theo một nghĩa nào đó, con người sẽ hạ thấp khoảnh khắc hiện tại. Khi làm thế, thay vì hình dung cách để đạt được một thoáng vẻ mãn nguyện trong khoảnh khắc, họ sẽ biện minh cho tình trạng khốn khổ hiện giờ bằng cách nói với bản thân rằng mình sẽ hạnh phúc khi tương lai đến. Như Blaise Pascal lưu ý:
“Tương lai là kết thúc duy nhất của ta. Vậy nên ta chẳng bao giờ sống, mà là hy vọng được sống; và vì ta luôn chuẩn bị để được hạnh phúc, cho nên chắc chắn ta sẽ chẳng bao giờ được vậy.” (Blaise Pascal)
Vấn đề thứ hai các nhà bi quan nhận thấy khi phụ thuộc quá nặng nề vào tương lai bắt nguồn từ niềm tin rằng mặc dù thế giới có trật tự, nó cũng chứa một nhân tố nền tảng hỗn loạn, mà ta lệ thuộc vào và nó có thể bùng phát trong cuộc sống bất kỳ lúc nào và phá hủy hoặc thay đổi chóng vánh mọi kế hoạch, giấc mơ và kỳ vọng của ta.
“Chủ nghĩa bi quan”, Nietzsche viết, “chính là hệ quả đến từ tính phi Logic tuyệt đối của trật tự thế giới.”
Trong khi ta có thể ảnh hưởng, định hình, và chỉnh sửa phần nào tương lai thông qua ý định và hành động, sau cùng ta vẫn bị khuất phục bởi những thế lực to lớn hơn nhiều mà dường như chẳng quan tâm ước muốn của ta. Bệnh tật, bi kịch, hoặc bị phản bội bất ngờ dưới bàn tay của người mà ta tin tưởng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, hoàn toàn phá hủy quan niệm về điều ta nghĩ là tương lai sẽ dành cho mình.
Cuối cùng, nếu gánh nặng mà nhận thức về quá khứ lẫn tương lai đặt lên vai ta chưa đủ khốn khổ, vậy thì nhận thức về thời gian cũng cho ta biết cái chết cận kề hơn bao giờ hết của mình.
Tất cả chúng ta kìm nén và phủ nhận điều đó theo muôn vàn cách, nhưng sẽ có những lúc sáng suốt nảy sinh trong cuộc sống khi mà sự nhận thức ớn lạnh rằng cái hư vô đang chờ đợi bất chợt đánh ta bằng một lực tàn nhẫn. Miguel de Unamuno đã diễn tả cuộc đối đầu đặc biệt ớn lạnh và sáng suốt với nhận thức về số phận chờ đợi tất cả chúng ta:
“Vào đêm nọ, tâm trí tôi xuất hiện một trong những giấc mơ đen tối, buồn thảm, và thê lương mà tôi ko thể loại bỏ ra khỏi suy nghĩ…Tôi mơ thấy mình kết hôn, có một đứa con, đứa con đó mất, và ở đó chính là cái xác của nó…Tôi nói với vợ: “Hãy xem tình yêu của chúng ta này! Sớm muộn nó sẽ mục nát: đây chính là cách mọi sự kết thúc.”” (Miguel de Unamuno)
Con người có thể phỏng đoán liều thuốc giải cho những gánh nặng mà nhận thức về thời gian đặt lên cuộc đời của ta đó là sống trọn vẹn bên trong nó và chiết tách càng nhiều niềm vui và thích thú càng tốt từ khoảnh khắc hiện tại. Emil Cioran ủng hộ cách tiếp cận này trong những tác phẩm đầu tay của mình:
“Đau khổ, vậy thì hãy uống niềm yêu từ phần cặn sót lại của nó, cười hay khóc, gào thét trong tuyệt vọng hoặc hân hoan, hát về cái chết hay tình yêu, bởi chẳng có gì bền lâu.” (On the Heights of Despair).
Cioran sau đó loại bỏ kiểu “trốn thoát” khỏi gánh nặng do nhận thức thời gian mang lại này. Bởi khoảnh khắc hiện tại chỉ là phù du, luôn luôn đổi thay liên tục, và thậm chí những khoảnh khắc vui vẻ và mê ly nhất cũng sẽ sớm tan vào hư vô, chúng bỏ đi chẳng để lại gì ngoài những ký ức chưa phai nhạt. Nói về cách sống cho mỗi giây phút hiện tại, Schopenhauer viết:
“Nhưng ngươi cũng có thể gọi cách sống này là điều điên rồ nhất: bởi cái ở trong một khoảnh khắc ko còn tồn tại nữa, biến mất hoàn toàn như một giấc mộng, chẳng đáng bất kỳ nỗ lực nghiêm túc nào.” (Schopenhauer)
Như Schopenhauer đã nói “tính dễ hỏng của vạn vật tồn tại trong thời gian”, khơi dậy bên trong người sống cho khoảnh khắc hiện tại một nhận thức ám ảnh về tính nhất thời và mỏng manh của vạn vật, và một cảm giác mất mát triền miên khi khoảnh khắc hiện tại liên tục tan biến mãi mãi vào quá khứ.
Ko ngạc nhiên gì khi người xưa miêu tả Cronus, hiện thân của thời gian, nuốt chửng đứa con của mình. Thời gian có tác động tàn phá lên mọi sinh vật sống, nhưng ta với tư cách là những con người duy nhất mang gánh nặng nhận thức rõ ràng về nó. Theo các nhà bi quan, chính nhận thức này chịu trách nhiệm chủ chốt cho nỗi đau khổ và bất hạnh vốn đặc thù ở loài người.
Trước sự thất vọng, đau khổ và sầu đau ko thể tránh khỏi của con người, Arthur Schopenhauer đã lên án toàn bộ sự sống, cho rằng ta sẽ tốt hơn nếu chẳng bao giờ tồn tại, và ủng hộ một cuộc đời cam chịu khổ hạnh để đối phó với hiện thực khắc nghiệt của đời.
Ông ước đoán rằng ta sẽ phải chịu đựng gian nan lớn nhỏ cho đến khi vào nấm mồ, nhưng ta có thể giảm thiểu sự thất vọng và đau đớn mà mình trải qua nếu loại bỏ mọi ham muốn, chẳng mong đợi và tìm kiếm điều gì, và xây một pháo đài quay quanh bản thân để bảo vệ mình khỏi thế giới quỷ quái:
“Thực sự, điều ngu xuẩn nhất chính là cố biến quang cảnh thống khổ và than khóc này thành một khu nghỉ dưỡng khoái lạc…Bất kỳ ai có quan điểm tối tăm nhìn nhận thế giới này như một kiểu địa ngục và theo đó chỉ quan tâm tới việc kiếm cho bản thân mình một căn phòng chống cháy nhỏ bé; người như vậy ít bị hiểu lầm hơn nhiều.” (Schopenhauer)
Nietzsche bị ảnh hưởng cực kỳ nhiều từ Schopenhauer, mặc dù ông hay thích phủ nhận điều đó, và đồng tình với ý tưởng bi quan của Schopenhauer về cuộc đời con người, viết rằng “…con người càng nhìn vào cuộc sống sâu sắc như nào, họ cũng sẽ thấy đau khổ bấy nhiêu.”
Tuy nhiên, ông ko đồng tình với kết luận của Schopenhauer rằng phản ứng tốt nhất dành cho thế giới quan bi quan này chính là sống cuộc đời khổ hạnh, một hình thái bi quan mà ông gọi là “chủ nghĩa bi quan yếu đuối” (Pessimism of Weakness).
Trên thực tế, Nietzsche thắc mắc tại sao người ta cho rằng những người bi quan nhất thiết phải rơi vào cảm giác tuyệt vọng và trầm cảm:
“Liệu bi quan có nhất thiết là một dấu hiệu của sự suy tàn, mục rữa, thoái hóa, bất mãn và bản năng yếu đuối?…Liệu có tồn tại bi quan sức mạnh ko?” (Nietzsche)
Nietzshe bắt đầu nhận thấy niềm tin đại chúng cho rằng chủ nghĩa bi quan gây ra cảm giác trầm cảm, tuyệt vọng và vô vọng chính là một niềm tin sai lệch trầm trọng. Thay vào đó, ông đề xuất rằng trên thực tế thì đó lại là trường hợp đối nghịch: thế giới quan con người sử dụng thường tạo ra bởi khí chất tiềm ẩn của một cá nhân.
Nietzsche phỏng đoán rằng một người với thái độ và khí chất đúng đắn có thể dính chặt với chủ nghĩa bi quan nhưng ko khuất phục trước cảm giác vô vọng và cam chịu, những cảm giác mà người bi quan tất yếu phải chịu đựng bị phần lớn hiểu sai.
Ông cho rằng, những ai bám víu vào chủ nghĩa bi quan yếu đuối thực sự là những cá nhân yếu đuối và bất lực, trốn chạy khỏi thử thách, và theo đó sử dụng một góc nhìn bi quan để biện minh cho sự ì ạch và từ chối tham gia vào kiểu tranh đấu cần thiết để đối mặt với những gánh nặng cuộc đời. Những cá nhân này vốn bị thu hút tới một thế giới quan coi mọi hành động là vô ích chỉ vì họ quá yếu đuối để hành động khi đối diện với những bi kịch và gánh nặng cuộc đời.
Thú vị thay, Nietzsche nghĩ rằng chủ nghĩa lạc quan cũng có thể là dấu hiệu của một điểm yếu tiềm ẩn, bởi người lạc quan là kẻ vì sợ hãi mà từ chối thừa nhận hoặc nhận ra những khía cạnh cực kỳ đen tối và kinh hãi của cuộc đời. Sự nhận thức này khiến Nietzsche gọi chủ nghĩa lạc quan là “một kiểu hèn nhát, xét về mặt đạo đức.”
Đối nghịch với chủ nghĩa bi quan yếu đuối, Nietzsche ủng hộ chủ nghĩa bi quan mạnh mẽ. Chủ nghĩa bi quan mạnh mẽ, như chủ nghĩa bi quan yếu đuối, thừa nhận cuộc đời là một phiền toái, bi kịch, và nhận ra rằng sự tranh đấu và đau khổ là bản chất của tình cảnh con người và do vậy ko thể bị loại bỏ. Tuy nhiên, thay vì dùng thế giới quan này để biện minh cho sự ì ạch, bất lực, và cam chịu, người ủng hộ chủ nghĩa bi quan mạnh mẽ sẽ cố lấy niềm vui trong bi kịch của cuộc sống con người.
Người ủng hộ chủ nghĩa bi quan mạnh mẽ trân quý sự phát triển và sinh trưởng hơn tính thoải mái và thỏa mãn, và do đó, ko nhìn nhận nỗi đau khổ như lời nguyền, mà là một nguyên liệu quý giá được dùng để biến đổi bản thân thành điều gì đó liên tục thông thái và tráng kiện hơn.
Kẻ bi quan mạnh mẽ nhận ra cùng với nhà thơ người Đức Friedrich Holderlin rằng “Người giẫm lên nỗi khổ của mình sẽ đứng cao hơn.” Bằng cách trân quý sự phát triển hơn thoải mái, kẻ bi quan mạnh mẽ ko trốn chạy khỏi những cuộc tranh đấu và khó khăn, mà thay vào đó, say mê và vui vẻ với chúng, và thậm chí dần yêu chúng.
“Niềm tin vào đời đã mất:” Nietzsche viết, “bản thân cuộc đời đã trở thành một vấn đề. Thế nhưng con người ko nên nhảy đến kết luận rằng điều này tất yếu sẽ làm họ u ám. Ngay cả tình yêu dành cho cuộc sống là điều khả thi, chỉ khi ta yêu một cách khác biệt.” (The Gay Science)