Cho dù bị suy nhược bởi căn bệnh thể lý hay bị khuất phục bởi một cơn đau dữ dội về mặt tâm lý/cảm xúc, Nietzsche đề xuất sử dụng liều thuốc giải mà ông gọi là “thuyết định mệnh người Nga”. Những ai sử dụng thuốc giải này sẽ ko còn cố gắng tự chữa trị cho chính mình, và chỉ đơn thuần nằm xuống và chấp nhận căn bệnh và nỗi đau và hạn chế bất kỳ phản ứng vật lý hoặc cảm xúc nào. Khi làm thế, anh ta bảo toàn nguồn năng lượng quý giá và đẩy nhanh quá trình phục hồi của mình.
Như Nietzsche giải thích trong cuốn “tự truyện” Ecce Homo của mình:
“Nếu phải viện dẫn bất kỳ điều gì chống lại bệnh tật và yếu đuối, thì đó sẽ là bản năng chữa bệnh thực sự của con người, bản năng chiến đấu đã cạn kiệt. Con người ko thể loại bỏ bất kỳ điều gì, ko thể vượt qua bất kỳ điều gì, ko thể chống lại bất kỳ điều gì – chúng gây ra đau đớn. Con người và sự vật bị ép buộc quá gần với nhau; trải nghiệm tấn công quá thâm hiểm một người; ký ức trở thành vết thương mưng mủ.
Để chống lại tất cả điều này, người bệnh chỉ có một phương thuốc giải vĩ đại: Tôi gọi đó là thuyết định mệnh người Nga, cái thuyết định mệnh ko phản kháng này được minh họa bởi một người lính Nga nhận thấy chiến dịch quá căng thẳng, sau cùng nằm xuống dưới đống tuyết. Ko còn chấp nhận bất kỳ điều gì nữa, ko còn lấy bất kỳ điều gì, ko còn tiếp thu bất kỳ điều gì – hoàn toàn ngừng phản ứng. Thuyết định mệnh này ko phải lúc nào cũng chỉ đơn thuần là lòng can đảm hy sinh; nó cũng có thể bảo tồn sự sống dưới những tình cảnh nguy khốn nhất bằng cách làm giảm trao đổi chất, làm chậm nó lại, như thể một ý muốn ngủ đông. Thực hiện thêm vài bước nữa với cái Logic này, ta sẽ có được một thầy tu khổ hạnh ngủ hàng tuần liền trong nấm mộ. Bởi con người sẽ nhanh chóng sử dụng hết sức của mình nếu họ phản ứng theo bất kỳ cách nào, cho nên họ sẽ ko còn phản ứng gì nữa: đây chính là Logic. Ko gì đốt cháy bản thân hơn những tác động của sự phẫn uất. Tức giận, dễ bị tổn thương bởi bệnh lý, ham muốn trả đũa bất lực, thèm khát trả thù, pha trộn chất độc theo bất kỳ nghĩa nào – chẳng phản ứng gì có thể sẽ bất lợi đối với người kiệt sức: những tác động đó đòi hỏi tiêu thụ năng lượng thần kinh nhanh chóng, gia tăng bệnh lý các chất bài tiết có hại…” (Ecce Homo)