Sử gia người Mỹ Howard Zinn đã viết:
“Nếu những kẻ kiểm soát xã hội chúng ta – chính trị gia, giám đốc điều hành công ty, và người sở hữu báo chí và ti vi có thể chi phối ý tưởng của ta, chúng sẽ giữ chắc được quyền lực của mình. Chúng sẽ chẳng cần những người lính tuần tra đường phố. Chúng sẽ kiểm soát chúng ta.”
Trong thời đại ngày nay, chúng ta tiếp xúc một lượng lớn thông tin tuyên truyền. Một vài trong số đó được dùng cho mục đích thao túng ta suy nghĩ và hành xử theo hướng chỉ mang lại lợi ích cho nhóm thiểu số. Mục đích của bài giảng này chính là để tìm hiểu tuyên truyền và chia sẻ thông tin với hy vọng sẽ giúp những cá nhân trang bị bản thân chống lại tác động nguy hiểm của tuyên truyền. Cần lưu ý là chúng tôi sẽ trích phần lớn từ tác phẩm kinh điển của Jacques Ellul mang tên Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes.
Tuyên truyền có thể được định nghĩa là một kiểu chiến thuật thuyết phục thể hiện 3 đặc tính chung:
Đầu tiên, tuyên truyền được cố ý tạo ra bởi một cá nhân hay nhóm các cá nhân, gọi là những người tuyên truyền, với mục đích thao túng nhiều người chấp nhận những ý tưởng và hành vi nhất định mà chúng tin là sẽ giúp họ đạt được mục tiêu.
Thứ hai, tuyên truyền chưa bao giờ thể hiện vấn đề một cách rõ ràng và ko thiên kiến. Thay vào đó, nó cố thể hiện một chiều vấn đề như thể đó là chân lý tuyệt đối. Adoft Hitler, với sự trợ giúp của Bộ Trưởng Tuyên Truyền Joseph Grobbels đã thực hiện một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất của thế kỷ 20, nắm bắt được đặc tính này bằng những lời sau:
“Chức năng của tuyên truyền…ko phải nghiên cứu khách quan sự thực…và sau đó trình diện nó trước công chúng bằng sự công bằng học thuật; nhiệm vụ của nó là luôn luôn và ko nao núng phục vụ lợi ích của ta.”
Cuối cùng, tuyên truyền có khuynh hướng sử dụng những chiến thuật thao túng tâm lý và đánh vào cảm xúc và định kiến cá nhân để thuyết phục họ rằng ý tưởng, hành động, hay thái độ mà họ có là do ý muốn bản thân chọn lấy. Đặc tính cuối cùng của tuyên truyền là điều có thể khiến nó cực kỳ nguy hiểm.
Jacques Ellul đã có một miêu tả ớn lạnh về cá nhân với tính cách bị tuyên truyền nhào nặn một cách triệt để:
“Khi anh ta đọc thuộc lòng bài học tuyên truyền của mình và nói rằng anh tự quyết định, khi mắt anh chẳng thấy gì và cái miệng chỉ phát ra những âm thanh được in sẵn trong não trước đó, khi anh nói rằng mình thực chất đang thể hiện sự đánh giá – thì anh ta đang thực sự thể hiện rằng mình chẳng còn suy nghĩ gì nữa, ko bao giờ, và rằng anh ko tồn tại như một con người.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Cần lưu ý là với tư cách là một chiến thuật thuyết phục, sự tuyên truyền mang giá trị trung gian, hay nói cách khác, nó chẳng xấu chẳng tốt. Nhà lý luận tuyên truyền Harold Lasswell viết rằng “tuyên truyền là công cụ ko đạo đức hoặc phi đạo đức hơn một cái tay cầm máy bơm.” Trong khi tuyên truyền chỉ là công cụ, thì những đánh giá đạo đức có thể được đưa ra liên quan tới mục đích sử dụng nó. Và vì tuyên truyền thường được sử dụng cho những mục đích bất chính nên ngày nay nó bị nhiều người coi là xấu xa.
Tuyên truyền, theo như Phillip Taylor, tác giả của cuốn Munitions of the Mind, có thể phân định với giáo dục ở chỗ trong khi tuyên truyền nói cho mọi người điều để suy nghĩ, thì giáo dục dạy con người làm sao để suy nghĩ. Tuy nhiên, vì hệ thống giáo dục từ lâu được dùng như phương tiện để gieo rắc tuyên truyền, lằn ranh giữa giáo dục và tuyên truyền thường mù mờ.
Với tư cách là một chiến thuật thuyết phục, tuyên truyền, ở hình thái này hoặc hình thái khác, đã được dùng trong gần như toàn bộ lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, từ “tuyên truyền” lần đầu được sử dụng vào năm 1622. Trong năm đó, Giáo Hoàng Gregory XV đã thành lập Giáo Đoàn cho Tuyên Truyền Đức Tin (Sacra Cogregatio de Propaganda Fide). Chức năng chính của giáo đoàn này là bảo vệ những giáo lý Công Giáo trước thách thức đến từ phong trào cải cách Tin Lành.
Đầu thế kỷ 20 thường được xem là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tuyên truyền, bởi trong thời điểm này, cái gọi là tuyên truyền hiện đại xuất hiện. Điều phân định giữa tuyên truyền hiện đại với mọi hình thái tuyên truyền trước kia chính là việc sử dụng truyền thông đại chúng như là Radio và ti vi để làm phương tiện phổ biến tuyên truyền. Anh và Hoa Kỳ là những nước đầu tiên sử dụng truyền thông đại chúng theo cách này và do đó là nơi khởi nguồn tuyên truyền hiện đại. Sử dụng truyền thông đại chúng cho phép những kẻ tuyên truyền tiếp cận khán giả ở quy mô chưa từng có trước đây.
Người Mỹ George Creel, tác giả của cuốn sách “How We Advertised America”, được coi là một trong những ông tổ của tuyên truyền hiện đại. Creel là bạn của Woodrow Wilson, người từng là tổng thống trong thời kỳ nước Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới lần 1. Wilson kêu gọi George Creel tổ chức một ủy ban được biết đến với cái tên là Ủy Ban Thông Tin Công Cộng hoặc Ủy Ban Creel với mục đích là tạo ra thông tin tuyên truyền nhằm biến đổi thái độ của người dân Mỹ thành thái độ ái quốc sôi nổi thèm khát chiến tranh.
Như Noam Chomsky giải thích, một chiến dịch tuyên truyền như vậy đã thành công mỹ mãn:
“Ủy Ban Creel…đã thành công, trong vòng 6 tháng, thay đổi người dân theo chủ nghĩa hòa bình thành những kẻ cuồng loạn, thèm khát chiến tranh muốn phá hủy mọi thứ của nước Đức, đánh túi bụi người Đức, tham chiến và giải cứu thế giới.” (Noam Chomsky, Media Control)
Nước Anh cũng sử dụng rộng rãi công tác tuyên truyền trong chiến tranh thế giới lần 1, và Hitler, người từng có một câu nói nổi tiếng “Tuyên truyền, tuyên truyền, và tuyên truyền. Tất cả những gì quan trọng đều là tuyên truyền”, đã từng ngạc nhiên trước sự thành công của tuyên truyền chiến tranh bên phe đồng minh. Giải thích ảnh hưởng của sự tuyên truyền như vậy đối với mình, Hitler viết:
“Nhưng mãi cho đến chiến tranh, người ta mới thấy rõ những kết quả to lớn có thể đạt được như nào khi sử dụng đúng tuyên truyền. Ko may thay, mọi nghiên cứu của chúng ta phải thực hiện bên phe kẻ thù lại một lần nữa ở đây, bởi hoạt động bên ta rất khiêm tốn, ít nhất là vậy…Bởi điều chúng ta ko làm được, kẻ thù đã làm được, bằng kỹ năng tuyệt vời và sự tính toán cực kỳ xuất sắc. Bản thân tôi đã học được rất nhiều từ sự tuyên truyền chiến tranh của kẻ thù.” (Adolf Hitler)
Một trong những kiểu tuyên truyền phổ biến nhất, và là kiểu sẽ khiến ta bận tâm trong phần còn lại của bài giảng này, chính là “tuyên truyền chính trị”. Tuyên truyền chính trị là kiểu tuyên truyền được chính quyền, nhà nước, hoặc đảng chính trị sử dụng với mục đích thay đổi ý tưởng và hành vi của cá nhân nhằm đạt được các mục đích chính trị hoặc kinh tế nhất định. Mọi sự tuyên truyền chính trị đều là tuyên truyền thẳng đứng (Vertical Propaganda), ở một nghĩa khác thì nó được thực hiện bởi một người tuyên truyền tạo ra và thi hành nó trong khi đứng trên cả dân số ngu dốt:
“Tuyên truyền kiểu cổ điển, như người ta thường nghĩ về nó, là kiểu tuyên truyền thẳng đứng – ở một nghĩa khác thì nó được tạo ra bởi người lãnh đạo, kỹ thuật viên, một người đứng đầu chính trị hoặc tôn giáo hành động từ vị trí hợm hĩnh của mình và cố tìm cách gây ảnh hưởng đám đông bên dưới. Sự tuyên truyền như vậy đến từ bề trên. Nó thai nghén ở những nơi sâu kín bí mật của vùng bao chính trị: nó dùng mọi phương thức chuyên môn của truyền thông đại chúng tập trung; nó bao phủ một lượng lớn cá nhân; nhưng những kẻ thực hiện nó thì nằm ở bên ngoài. (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Mọi người thường cho rằng tuyên truyền chính trị phần lớn bao hàm lời dối trá, bịa đặt, và bóp méo cực đoan thực tế. Hitle r nổi tiếng với nhận định rằng lời nói dối càng lớn, nó càng có khả năng được tin, trong khi Arthur Ponsonby, tác giả của cuốn Falsehood in Wartime, từng 1 lần viết rằng: “Khi chiến tranh được khơi mào, sự thật là nạn nhân đầu tiên.” Thế nhưng, như Ellul chỉ ra, mặc dù tuyên truyền chính trị đôi khi bao hàm ‘những lời dối lớn’ (Big Lies), các nhà tuyên truyền chính trị thời hiện đại thường cam kết sử dụng sự thật chuẩn xác. Nói cách khác, những sự thật chuẩn xác được chọn và đưa ra trước công chúng, thế nhưng chỉ nhằm mục đích hỗ trợ và chứng minh cho các diễn giải sai lệch và bóp méo sự kiện. Lý do đằng sau chiến thuật này là nếu như có một ai đó đặt câu hỏi cho sự diễn giải đưa ra bởi người tuyên truyền, người đó sẽ có thể cung cấp chứng cứ cho thấy sự thật mà họ trình bày là đúng, và theo đó đánh lừa công chúng nghĩ rằng cách diễn giải của họ cũng sẽ đúng.
“Tuyên truyền tất yếu sẽ sai khi nó…diễn giải và tô điểm các sự thật và gán ý nghĩa cho chúng. Nó đúng khi nó phục vụ sự thật rõ ràng, nhưng nó làm thế chỉ vì mục đích thiết lập một sự giả vờ và chỉ là ví dụ của cái diễn giải mà nó hỗ trợ cho sự thật đó.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Một hiểu lầm phổ biến về tuyên truyền chính trị đó là niềm tin rằng đám đông sẽ tốt hơn nếu thiếu nó. Trong khi một góc quan như vậy dường như khá hợp lý, Ellul hoàn toàn bất đồng với nó. Đúng hơn, Ellul tin rằng tuyên truyền chính trị áp đặt ý nghĩa và tính dễ hiểu lên tiến trình hỗn loạn thông thường của sự kiện thế giới. Trong khi cá nhân từ nhiều thế kỷ trước thường tìm đến nhà thờ để nhận những lời lý giải như vậy, con người bây giờ thường tìm tới các chính trị gia. Và chính những nhà tuyên truyền chính trị đã áp đặt trật tự và tính chặt chẽ lên lịch sử thông qua sự tạo thành các câu truyện đưa nhà nước vào một vị thế gần như được tôn làm thần.
“…tuyên truyền…loại bỏ lo âu đến từ nỗi sợ hãi phi lý và bất cân đối, bởi nó cho con người sự đảm bảo tương đương những điều trước đây tôn giáo mang lại cho anh ta. Nó cho anh sự lý giải đơn giản và rõ nét về thế giới mình sống – chắc cú sẽ là lời giải thích sai lệch cách xa thực tế, nhưng lại là điều rõ ràng và thỏa mãn. Nó trao anh ta chìa khóa để mở mọi cánh cổng; chẳng còn thêm bí ẩn nào nữa; mọi thứ có thể được lý giải nhờ vào tuyên truyền. Nó mang đến một vài thấu kính đặc biệt mà thông qua đó anh ta có thể nhìn vào lịch sử ngày nay và hiểu rõ ý nghĩa của nó là gì. Nó trao cho anh một kim chỉ nam để anh có thể khôi phục lại con đường chung chạy xuyên qua mọi sự kiện rời rạc. Bây giờ, thế giới ko còn thù địch và hăm dọa nữa.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Để kết thúc bài giảng này, chúng tôi sẽ xem xét vai trò của tuyên truyền trong các nền dân chủ hiện đại. Một nền dân chủ được dựa trên ý tưởng rằng việc người dân bỏ phiếu sẽ ảnh hưởng tới những chính sách mà chính quyền thi hành. Tuy nhiên, Ellul đề xuất rằng tuyên truyền hiện đại đã trao cho những chính quyền dân chủ sức mạnh để vấy bẩn quá trình dân chủ bằng cách ngày càng quyết định các chính sách riêng biệt với sự bỏ phiếu của người dân. Sau khi các chính sách được tạo ra bởi những kẻ có vị thế quyền lực, tuyên truyền sau đó sẽ được dùng để định hình quan điểm công chúng và thao túng người dân bỏ phiếu theo đúng mong muốn mà chính quyền vốn đã quyết định thực hiện:
“Vấn đề là làm cho đám đông đòi hỏi chính quyền những gì vốn đã quyết định thực hiện. Nếu tuân theo quy trình này, chính quyền sẽ ko còn được gọi là độc đoán nữa, bởi ý muốn người dân đòi hỏi những gì đã được thực hiện.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Như Ellul cảnh báo, khi một chính quyền dân chủ dùng tuyên truyền để thuyết phục số đông muốn những gì vốn đã được thực hiện, một nền dân chủ thực chất ko còn tồn tại nữa:
“Một khi dân chủ trở thành mục tiêu tuyên truyền, nó cũng sẽ trở thành một sự toàn trị, độc đoán, và độc chiếm như nền chuyên chính.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Về sự chỉ trích đối với nền dân chủ hiện đại, Ellul ko hề tấn công nó chỉ vì mục đích hạ bệ. Trong sự phân tích về tuyên truyền, ông cũng ko hạ thấp cá nhân hiện đại mà ông cho là nạn nhân bằng lòng của tuyên truyền. Ngược lại, như ông giải thích trong đoạn văn sau, Ellul nghĩ rằng việc cảnh báo một trong những mối nguy mà tuyên truyền gây ra cho xã hội lẫn cá nhân là sự giúp ích vĩ đại nhất cho nhân loại. Bởi chỉ khi nhận ra một mối nguy hiểm, nhân loại mới có thể đánh trả lại chúng:
“Cảnh báo một hệ thống chính trị với mối đe dọa treo lơ lửng trên nó ko có nghĩa là tấn công chống lại nó, mà là sự giúp ích vĩ đại nhất mà một người có thể mang lại cho hệ thống. Điều tương tự như vậy đối với con người: cảnh báo anh ta về điểm yếu ko có nghĩa là cố hủy diệt anh ta, mà là khuyến khích anh ta củng cố bản thân mình…Tôi nhấn mạnh rằng việc đưa ra lời cảnh báo như thế chính là hành động bảo vệ con người, rằng tôi ko đánh giá tuyên truyền *một cách thờ ơ ko dính dáng *, và rằng hết lần này đến lần khác, tôi đã phải chịu đựng, cảm nhận, và phân tích tác động của sức mạnh tuyên truyền lên bản thân mình, và vẫn là đối tượng của nó. Tôi muốn nói về nó như một mối nguy đe dọa toàn bộ nhân cách.” (Jacques Ellul, Propaganda: The Formation of Men’s Attitudes)
Note dấu “*”: Từ gốc là Olympian detachment, ý ám chỉ một sự ko dính líu hoặc bận tâm điều gì đó. Vào thời Hy Lạp cổ đại, các vị thần được cho là sống ở đỉnh Olympus, họ cách xa so với hoạt động thường ngày của nhân loại, vậy nên các vị thần coi con người như một món đồ chơi đơn thuần, do đó có từ “detachment” ý chỉ sự xa rời, ko liên quan hoặc dính dáng gì. Đây là một trong những cách lý giải từ này, nhưng hiểu đại ý chung thì là sự tách biệt, cách xa ko dính dáng liên lụy gì hết với sự vật hoặc điều mình nói.