Dù đến cả một điều tốt đẹp cũng sẽ gây nghiện như thường. Con người ở mọi thời đại hầu như luôn luôn nghiện một thứ gì đó, có những thứ tưởng chừng như bất biến theo thời gian, từ những cái nghiện vật chất như nghiện thời trang, nghiện xe, nghiện nhà cho đến những cái nghiện tinh thần (cái nghiện này còn cám dỗ hơn) như nghiện mai thuý, nghiện game, nghiện làm điều tốt, nghiện etc.
Hứng thú với một điều gì đó đến mức nghiện thì rõ ràng là không ổn, không cần phải giải thích dài dòng, tôi nghĩ đơn giản nghiện là tình trạng không thể dứt một thứ gì đó ra cuộc sống thường nhật của mình dù chỉ là thời gian ngắn. Nhưng chúng ta không thể không nghiện, vì trên thực tế những thứ làm chúng ta phải hướng sự quan tâm đến là những thứ mang lại niềm vui, thậm chí còn thúc đẩy sự phát triển và xây dựng.
Tuy vậy không phải tất cả mọi thứ thu hút đều tốt, không cần nói anh em chắc cũng biết rõ. Điều đáng nói ở đây là có những thứ anh em làm thường nhật, nghiện một cách vi tế ngấm ngầm mà anh em đâu có hay. Đâu thể cứ nói là ngồi viết xuống những thứ với anh em là gây nghiện. Những việc đòi hỏi sự nhìn lại bản thân sâu sắc đều khó khăn, nói thế chắc anh em hiểu. Chúng ta rất lười review bản thân mình, ít ai đủ kiên nhẫn nghía lại xem những sự kiện tủi hổ trong quá khứ chúng ta đã phản ứng như thế nào, hay xuyên suốt vài năm nay có điều gì mà anh em luôn hứng thú.
Sao lại nói có những thứ gây nghiện ở mức vi tế? Vì có những thứ, những điều diễn ra hằng ngày, anh em khao khát nó, nhưng không nhận ra hoặc chính bản thân anh em cũng chối bỏ việc mình nghiện. Ví dụ cho anh em một vài thứ gây nghiện ngấm ngầm, nghiện sự công nhận – nó nằm sâu thẳm trong phần bản năng, không thể chối bỏ, trước đây tôi rất dị ứng khi ai đó bảo mình đang làm nổi (đòi hỏi sự công nhận ngoại lai) – những thứ như vậy, anh em thường không nhận ra hay không muốn nhận ra, nhưng vẫn sẽ luôn cảm thấy nó. Mấy em gái hay khoe mông khoe dzú trên mạng, hay content rác trên nền tảng rác Chíc Chóc đều thuộc dạng này – chúng nghiện nặng nên thích làm nhiều trò con bò dù cho trông chúng rất ngu, chỉ để được chú ý. Ở nước ngoài có hẳn một danh xưng không mấy mỹ miều cho nhóm này, ‘attention-whore’. Ngoài ra còn có nghiện ở trong vùng an toàn, nghiện dạy đời pla ple plu.
Còn một thứ tiện ích nữa gây nghiện ghê gớm nhưng có thể nói ra anh em sẽ không tin mình bị (nhưng lại khá rõ ràng) – nghiện điện thoại. Người ta bỏ ra hàng tỷ đô la chỉ để phát triển đến mức cực thịnh, trải nghiệm người dùng chưa bao giờ toàn diện như hiện nay. Con người luôn muốn những thứ dễ dàng, tránh xa những điều có nhiều trở ngại – điện thoại ra đời với mọi cái ích lợi đáp ứng đủ đầy nhu cầu làm gì cũng nhanh chóng của anh em, người ta rất am hiểu tâm lý con người, nên bị thao túng mà không hề hay biết. Hình ảnh sáng vừa mở mắt đã vớ ngay cái điện thoại và ôm liên tục đến khi nhắm mắt đi ngủ, giờ cơm cũng vừa ăn vừa bấm, hay khi làm việc (hoặc cố tình tỏ ra mình đang làm việc) chiếc điện thoại cũng kéo anh em ra khỏi sự tập trung bởi các thông báo vô bổ. Quen không? Việc chiếc điện thoại vô tình loé lên, ánh nhìn của anh em không thể không phản ứng với nó được, một giờ làm việc mà 2 3 lần như thế, năng suất anh em không còn gì nữa cả.
Chưa kể thêm đó là cái thói quen lười biếng của anh em khi sử dụng những tiện ích, một là vừa nằm vừa check đt, tưởng không hại nhưng hại vô cùng – giường là nơi để ngủ, việc vừa nằm vừa giải trí khiến những khi anh em muốn ngủ thực sự sẽ gặp khó khăn, vì cơ thể không biết anh em nằm xuống để ngủ hay để giải trí. Thứ hai là tật vào điện thoại không vì mục đích gì cả, anh em mở điện thoại như một thói quen, ập vào mắt anh em là một mớ app khác nhau, không có chủ đích cụ thể anh em sẽ bấm vào hết app này đến app khác, hoặc tiếp tục lướt như một hành động vô ý nghĩa – chúng bào mòn cảm xúc cũng như sự tập trung tinh thần của anh em. Nói không tin chứ trung bình một người có screen time hơn 5 tiếng một ngày, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh, con số này có khi hơn 10 tiếng. Điện thoại mang lại cảm giác anh em đang kiểm soát nó, vì anh em làm mọi điều theo ý muốn của anh em mà. Trên thực tế, chúng ta là thóc nhưng cứ tưởng mình là gà, thử nhớ đến một lần anh em đang có việc cần làm, màn hình sáng lên tin nhắn của một đứa bạn (không khẩn cấp), anh em có pause lại một lát để trả lời nó không? Vậy mà anh em vẫn nghĩ mình sử dụng nó chứ không phải ngược lại. Nghiện đã là dở rồi, anh em còn tự nguyện cho mình được nghiện nữa thì khó chữa.
Bài này đến đây thôi, trước mắt nên ý thức được cái nghiện của mình, với điện thoại thì anh em mở screen time lên check nhớ. Bài sau sẽ đề cập đến giải pháp.
Bonus con art đẹp.