LỜI NÓI ĐẦU
Bài viết này được viết trên góc nhìn, quan điểm của một nhà khoa học chính trị người Mỹ tên John Mearsheimer, ông là một người theo chủ nghĩa offensive realism.
DISCLAIMER: T không đưa quan điểm hay tư tưởng của t về vấn đề này. Những thứ sau đây được trích dẫn từ những gì John Mearsheimer đã giảng dạy. Và chủ nghĩa hiện thực này là một trong những học thuyết phổ biến và lâu đời nhất được dùng trong quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại, …
I/ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC LÀ GÌ?
Theo John, bản chất của chủ nghĩa hiện thực bao gồm những ý sau:
1. CÁC CƯỜNG QUỐC LỚN, không phải các nước nhỏ
2. SỰ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC
3. Không chú trọng chính trị trong nước
4. Hai trường phái hiện thực tấn công và hiện thực phòng vệ (Offensive Realism vs defensive realism)
Sự quan trọng của các nước nhỏ là nằm ở các vị trí chiến lược dẫn đến sự cân bằng quyền lực đôi bên.
Ông lấy ví dụ bao gồm: Ba Lan có vị trí chiến lược quan trọng vì nó kẹp giữa Đức và Nga hoặc là Đức và Liên bang Sô viết, hay trở về trước nữa là Áo, Hungary, Đức và Nga. Hàn Quốc có vị trí chiến lược quan trọng vì nó kẹp giữa Nhật, TQ và Nga. Ông cho rằng 3 nước có vị trí “tệ nhất” trên bản đồ thế giới là Ba Lan, Hàn Quốc và giờ đây là Ukraine.
Lí do đơn giản cho việc này: Là các nước này “nhỏ”
-Các nhà hiện thực chủ nghĩa lập luận rằng: Các cường quốc rất quan tâm rằng họ có bao nhiêu quyền lực trong tay so với các cường quốc khác trong hệ thống chính trị quốc tế. Các nhà hiện thực chủ nghĩa luôn xem các nước là những mối nguy, không quan tâm quốc gia đó độc tài hay dân chủ. Các nhà hiện thực đơn giản ép các nước phải hành xử theo đường lối tương tự nhau.
-Ông cho rằng: Người Mỹ ghét học thuyết này vì người Mỹ tin rằng thế giới tràn đầy người tốt lẫn kẻ xấu.
-Trong đó, người Mỹ là “những người tốt” và các quốc gia giống họ là “những người tốt”. (nền dân chủ tự do) và những nước không như thế là “những kẻ xấu”. Có liên kết với một thuật ngữ gọi là” bá quyền tự do” (liberal hegemony). Do đó chúng ta cùng nhau biến những quốc gia khác có liberal democracy giống chúng ta và thế giới vui vẻ với những người tốt nào! Một cách nói móc khác của dlv VN là đi ban phát dân chủ cho những nước mà Mỹ-ở đây là đảng Dân chủ cho rằng là bad guys)
-Nhưng đối với ông đó là câu chuyện huyễn hoặc, thực tế theo ông là những cường quốc lớn sẽ cạnh tranh với nhau trong hệ thống chính trị quốc tế, còn những nước nhỏ xui rủi sẽ nằm ở những vị trí địa lý chiến lược phải cân nhắc điều chỉnh thái độ của mình đối với các cường quốc ấy. Buffer state là khái niệm dùng để ám chỉ những nước nằm kẹp giữa các cường quốc.
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÒNG VỆ
-Nội dung cơ bản gồm: Cấu trúc của hệ thống quốc tế khuyến khích các quốc gia không đi gây chiến với nhau. Các quốc gia nên tập trung vào việc bảo vệ cán cân quyền lực thay vì thay đổi trạng thái của nó để có lợi cho bản thân bằng vũ lực
Mục đích chính: Cân bằng hành vi
-Giả sử có 3 cường quốc và một cường quốc bắt đầu tăng cường sức mạnh quân sự. Hai cường quốc còn lại lo lắng và bắt đầu hình thành liên minh. Liên minh ấy sẽ cố kiềm chế cường quốc còn lại.
-Các nhà hiện thực phòng về sẽ lập luận rằng:” Hãy nhìn người Pháp thời Napoleon. Họ đã tham lam và bị hủy diệt bởi liên minh 5 nước châu Âu trong quá trình cân bằng quyền lực. Hãy nhìn vào Đế quốc Đức hay là Đức Quốc Xã thậm chí là Đế quốc Nhật. Họ bành trướng quyền lực và bị hủy diệt bởi các liên minh cân bằng. Đức, Nhật đáng lẽ nên ngồi yên đó, họ đã như chim trong lồng. Không cần thiết phải thù địch, gây hấn, khi họ như thế, họ sẽ bị tiêu diệt.” Đó là những gì những nhà Defensive Realists tin tưởng.
-Một người bạn của ông, Charlie Glazer, người theo hiện thực phòng vệ đã viết một tiêu đề nổi tiếng:” Realists as Optimists”. Thế nên chúng ta có thể thấy rằng tại sao những vị này lại thích “việc kiềm chế”. Bởi vì chủ nghĩa hiện thực không dẫn đến chiến tranh.
-Một người bạn khác của ông, Mark Trachtenberg, nhà sử học hàng đầu, sau đây là một vài trích dẫn của ông ấy về chủ nghĩa hiện thực:
+Chủ nghĩa hiện thực “cốt lõi là một học thuyết hòa bình”
+” Quyền lực là không ổn định”
+” Chủ nghĩa duy tâm phi thực tế” dẫn chúng ta đến xung đột bất tận.
+Những rắc rối nghiêm trọng chỉ phát triển khi các quốc gia thất bại trong việc hành động hợp lí trong các điều khoản chính trị-quyền lực.
Quan điểm của các nhà hiện thực phòng vệ thực sự dẫn đến một thế giới hòa bình vô cùng vì họ đã tự kiềm chế.
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TẤN CÔNG
-Khác với các nhà hiện thực phòng vệ, John Mearsheimer tự mô tả bản thân là người theo chủ nghĩa hiện thực tấn công. Ông tin rằng những nhà hiện thực phòng vệ như Mark Trachtenberg, Charlie Glazer hay là Ken Waltz, Stephen Van Evera, Jack Snyder đã sai, những người tin rằng cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế là ôn hòa.
-Ông không tin điều đó, ông tin rằng cấu trúc ấy không hề ôn hòa chút nào. Nó khuyến khích các quốc gia cạnh tranh với nhau vì quyền lực. Các quốc gia luôn liên tục muốn cải thiện vị thế của bản thân trên hệ thống phân cấp quyền lực chính trị quốc tế, trên cán cân quyền lực. Và theo ông, mục tiêu chính là trở thành bá chủ trong hệ thống phân cấp ấy. Và đôi khi các quốc gia sẽ gây chiến để đạt được điều đó.
-Nhưng đối với một người theo chủ nghĩa hiện thực tấn công như ông, nếu các quốc gia tuân thủ các nguyên tắc trong học thuyết của ông, thì thế giới sẽ ít chiến tranh hơn so với việc nghe theo các nguyên tắc trong chủ nghĩa tự do.
Có 3 lí do chính như sau:
+ Lí do đầu tiên: Các hiện thực gia chỉ tham chiến ở các khu vực hạn chế trên thế giới. Vì chỉ có vài khu vực có địa lí chiến lược quan trọng và họ ưu tiên điều đó. Ví dụ: Đối với Mỹ thì đó là châu Âu, Đông Á và Vịnh Ba Tư (hay là Vịnh Ả-rập). Đối với liberals, mọi nơi đều là chiến trường tiềm năng. Mục đích của họ là lan rộng dân chủ tự do khắp mọi nơi. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ hứng thú với việc cạnh tranh với Sô-viết khắp nơi. Các nhà hiện thực nói rằng điều này thật vớ vẩn. Gây chiến với phần còn lại của Trung Đông, Châu Phi, Trung Á, Đông Nam Á là một điều vớ vẩn. Không có gì lạ khi mà tất cả nhà hiện thực đều phản đối cuộc chiến ở VN ngoại trừ Henry Kissinger
+Lí do thứ hai: Ông tin rằng việc cân bằng quyền lực đang diễn ra. Ví dụ: Trung Quốc ngày càng phát triển về kinh tế và sức mạnh quân sự. Họ sẽ bắt đầu khẳng định tầm ảnh hưởng của họ lên vùng biển phía Đông và Nam và chiếm lấy Đài Loan. Các nhà hiện thực phòng vệ sẽ lập luận rằng một liên minh vô cùng quyền lực sẽ được thành lập chống lại TQ và đó là những giới hạn của TQ. John không nghĩ vậy, ông nghĩ rằng họ lo xa. Các quốc gia đôi khi không cân bằng quyền lực hiệu quả và sẽ luôn có những cơ hội để gia tăng quyền lực với tham vọng trở thành bá chủ. Các liberals thì không, họ nghĩ rằng “cân bằng quyền lực” giành cho mấy người ở TK17. Họ nghĩ rằng NATO hành quân kế bên biên giới Nga là chuyện bình thường và Nga sẽ không quan tâm tới việc đó. Họ thực sự không hiểu việc cân bằng quyền lực là một điều cơ bản.
+Lí do thứ ba: Các hiện thực gia là những người theo tư tưởng Clausewitz. Họ thực sự quan tâm đến các vấn đề quân sự và đọc học thuyết quân sự của Clausewitz. Họ nghiên cứu về lịch sử quân sự và họ nghiêm túc trong việc đó. Còn các liberals thì không.
KẾT LUẬN: Chủ nghĩa hiện thực không phải là giải pháp của hòa bình, nhưng nó hòa bình hơn so với bá quyền tự do mà cánh Tả Mỹ đang theo đuổi. Và đối trọng, kẻ thù thực sự của Mỹ không phải là Nga mà là Trung Quốc. Nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy thì nó sẽ thành mối đe dọa thực sự chứ không còn là tiềm tàng nữa.
II. KHỦNG HOẢNG Ở UKRAINE, LỖI CỦA PHƯƠNG TÂY HAY CỦA NGA?
-Bây giờ, t sẽ liệt kệ những gì ông mô tả về mối quan hệ giữa Nga, phương Tây và Ukraine.
-Ông miêu tả Putin là người sống ở TK19 như bản thân ông trong khi ấy người Mỹ và các nước phương Tây là những người của TK21. Phương Tây nghĩ rằng việc “cân bằng quyền lực đã chết” nhưng Putin thực sự quan tâm đến việc cân bằng quyền lực giống như học thuyết Monroe của Mỹ.
-Ông nhấn mạnh rằng: Đây là lỗi của phương Tây cho cuộc khủng hoảng này kể cả trong cuộc trò chuyện vào năm 2015 và 2022. Lưu ý: Chúng ta đều biết Nga xâm chiếm Ukraine là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng về mặt chủ quyền, công ước quốc tế… Nhưng đối với học thuyết hiện thực hoặc các triết học về các cường quốc lớn thì họ không hề xem trọng chủ quyền các nước nếu như cán cân quyền lực bị đe dọa. Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dữ kiện chính, nguyên nhân chính mà giáo sư John Mearsheime phân tích sau đây.
PHƯƠNG TÂY ĐÃ LUÔN CỐ BIẾN UKRAINE THÀNH “MỘT BỨC TƯỜNG BẢO VỆ” CHO HỌ KỂ TỪ NĂM 2008.
Chính sách bao gồm 3 khía cạnh:
1. Mở rộng tầm ảnh hưởng của NATO
2. Mở rộng tầm ảnh hưởng của EU
3. Cuộc cách mạng màu (Colour Evolution, các bạn có thể tham khảo thêm trên gg), trường hợp ở Ukraine là “Cách mạng Cam” biến Ukraine thành một nền dân chủ tự do, một đồng minh của Mỹ, một bức tường bảo vệ như đã nói ở trên.
-Yếu tố quan trọng nhất của chính sách trên chính là sự bành trướng của NATO. Đó là lí do mà Hội nghị thượng đỉnh Bucharest vào tháng 4 năm 2008 có tầm quan trọng vô cùng to lớn. Cuối tháng 4 năm 2008, NATO thông báo rằng Georgia và Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO. Và Nga khi ấy đã nói rõ rằng điều đó sẽ không xảy ra. Người Nga đã đặt ra làn ranh giới hạn khi ấy.
-Đã có 2 đợt mở rộng của NATO. Đợt đầu tiên xảy ra vào năm 1999 bao gồm các nước: Ba Lan, Hungary và Cộng Hòa Séc, đợt thứ hai vào năm 2004 bao gồm Romania và các nước Baltic. Người Nga cực kì không thích 2 cuộc mở rộng này của NATO nhưng họ đều “nuốt trôi” chúng. Nhưng đến năm 2008, sự bành trướng của NATO bao gồm Georgia và Ukraine, họ đã lập tức đặt ra làn ranh. Không phải ngẫu nhiên vào ngày 8 tháng 8 năm 2008, chúng ta đã có 1 cuộc chiến ở Georgia.
-Ngày 22/2/2014, khủng hoảng bùng nổ khắp Ukraine. Chính quyền thân Nga bị đảo chính bởi một lãnh đạo thân Mỹ. Mỹ đã tham gia vào cuộc đảo chính đó. Và thực tế không đáng ngạc nhiên, Nga đã phẫn nộ và làm 2 việc. Đầu tiên là chiếm lấy Crimea từ Ukraine. Có một căn cứ hải quan rất quan trọng tên là Sevastopol ở Crimea và người Nga nhất quyết không cho phép căn cứ ấy vào tay NATO. Đó là lí do chính mà Nga chiếm lấy Crimea. Điều thứ hai họ làm đó là lợi dụng cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine gần như nổ ra lập tức sau cuộc khủng hoảng ngày 22/2/2014. Điều mà Nga đã làm là nuôi dưỡng cuộc nội chiến và đảm bảo rằng đồng minh của ông ở Ukraine là những người nói tiếng Nga hoặc người Nga, sẽ không bị đánh bại bởi chính phủ Ukraine.
-Đáp trả của Nga theo ông là một điều quan trọng đáng để cân nhắc sau thông báo ở Bucharest 2008, thực tế họ đã đáp trả lại gấp bội. Điều thứ nhất là họ chiếm lấy Crimea và nó sẽ không bao giờ quay lại Ukraine. Điều thứ hai, họ ám chỉ rằng chúng tôi sẽ phá hủy Ukraine trước khi Ukraine gia nhập NATO. (2015)
-Đây là Realpolitik 101(gg thêm). Dường như người phương Tây đặc biệt là Anh và Mỹ cố tình không hiểu rằng, ý tưởng cho rằng họ có thể có một đồng minh quân sự được điều hành bởi Mỹ aka quốc gia quyền lực nhất thế giới, đặt nó ở ngay biên giới của Nga. Và người Nga kiểu: “Nah t không phiền nếu m đặt căn cứ hạt nhân hay tên lửa gì kế bên đường biên giới t đâu”
-Nó đơn giản là không thể hiểu được, chúng ta, những người Mỹ có học thuyết Monroe nói rằng không một cường quốc xa xôi nào được phép liên minh quân sự với một quốc gia nằm ở Tây bán cầu và không được phép di chuyển lực lượng quân đội nào vào Tây bán cầu.
-Hãy nhớ lại cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba khi mà Liên Xô đặt căn cứ chứa những đầu đạn hạt nhân ở Cuba và người Mỹ nói rằng: Điều này thật không thể chấp nhận được. Lực lượng quân sự của một cường quốc xa xôi không được phép tiến vào Tây bán cầu và rồi chúng ta có cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Kết quả là những tên lửa đó đã được chuyển đi.
-Mỹ xem Tây bán cầu như “sân sau” và cấm các quốc gia ở xa tiến vào “sân sau” của họ. Bạn không nghĩ là Nga sẽ cực kì khó chịu nếu như Mỹ biến Ukraine thành “bức tường thành bảo vệ” ngay sát biên giới của Nga à? Nga thực sự đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không để điều đó xảy ra sau Bucharest.
-Cuộc khủng hoảng đã hạ nhiệt sau năm 2014 nhưng vào mùa thu năm 2021, nó đã trở nên nóng trở lại và gần như là một sự bùng nổ hoàn toàn vào năm 2022. Nhắc lại một lần nữa, Nga luôn xem việc gia nhập là một đe dọa hiện hữu và Nga cực kì nghiêm túc về điều này. Chính quyền của Trump và giờ đây là Biden đã trang bị khí tài quân sự cho Ukraine thứ mà sau cuộc khủng hoảng năm 2014, chính quyền Obama đã không làm. Họ (Chính quyền Obama) từ chối trang bị cho Ukraine vì biết rằng điều đó sẽ làm người Nga phẫn nộ. Bên cạnh đó việc Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp những thiết bị không người lái (drones, thứ đã chứng minh độ hiệu quả của nó trong việc chống lại Amenia) trong khi đó Anh và Mỹ tiếp tế các trang thiết bị quân sự khác. Những vũ khí đó được gọi một cách tinh vi là những vũ khí phòng vệ. Còn đối với các nhà học thuyết IR (international relations) thì không có sự phân biệt có ý nghĩa nào giữa vũ khí tiến công và vũ khí phòng vệ. Trước tình thế tiến thoái lưỡng về an ninh: “Thứ được xem là mang tính phòng vệ đối với chúng ta lại là thứ mang tính tấn công đối với họ”.
-Họ đang huấn luyện những người Ukraine, họ đang vũ trang hóa quân đội ở Ukraine. Nga sẽ không xem đây là một điều bình thường. Bạn nghĩ rằng người Mỹ sẽ tham chiến ư? Không họ sẽ cho người Ukraine đánh nhau đến người cuối cùng với Nga và họ chỉ đơn giản ngồi đằng sau và quan sát.
-Và phương Tây thực tế đã có nhiều hành đồng khiêu khích Nga. Anh đã lái chiếc tàu chiến Destroyer dạo quanh gần Biển Đen. Tháng 6 năm 2021 vừa qua thì Mỹ cho phép những chiếc máy bay ném bom bay lòng vòng gần đường bờ biển Nga ở Biển Đen. Kèm theo đó là những tuyên bố gây hấn đến từ phương Tây và điều này làm Nga thực sự để tâm.
-Dường như sự bành trướng của NATO thể hiện rõ ràng trước mặt Nga và Nga lúc bấy giờ không hề có ý định sẽ đàm phán. Thay vào đó, tận dụng quyền lực của bản thân nhằm thay đổi trạng thái cán cân quyền lực lúc bấy giờ. Và Nga đã làm điều đó.
-Ông cho rằng người Mỹ cần Nga ở Iran và Syria, nhưng việc Mỹ đang làm là “cầm một cái que và chọt vào mắt Nga”. Ông cũng nhận định rằng họ sẽ trả đũa trong tương lai gần. (2015 là năm ông đưa ra nhận định này). Vai trò của Mỹ là mấu chốt của khủng hoảng và Nga muốn đàm phán với Mỹ. Các tổ chức như EU, NATO là những hệ thống chính trị vô chính phủ và nó được điều hành đứng sau đó là những cường quốc, họ phải nhìn mặt nhau chứ chưa bao giờ vị thế của các quốc gia trong hệ thống ấy là bình đẳng như nhau cả. Đó là lí do các tổ chức quốc tế đôi khi làm ngơ sự gây hấn của TQ ở biển Đông hoặc nếu có phản ứng thì đó là thái độ vô cùng yếu ớt.
-Nga và Mỹ sẽ không hợp tác ở Iran và người Mỹ sẽ không đạt được thỏa thuận nào với Iran cả. Syria là mớ hỗn độn có bàn tay của Mỹ nhúng vào.
-Chính sách mà ông ủng hộ chính là trung lập hóa Ukraine, đầu tư kinh tế cho đất nước và làm nó thoát khỏi sự cạnh tranh giữa NATO và Nga, một điều ông cho rằng là tốt nhất cho người dân Ukraine. Nhưng việc mà Mỹ khuyến khích người Ukraine đối cứng với người Nga, dụ dỗ người Ukraine tin rằng:” Họ sẽ là một phần của phương Tây vào thời khắc cuối cùng. Thời gian đang ủng hộ họ”. Và dĩ nhiên những người Ukraine gần như hoàn toàn không thỏa hiệp với những người Nga, theo đuổi một chính sách cứng rắn với Nga. Ông đã nhận định rằng: Nếu người Ukraine tiếp tục như vậy, kết quả cuối cùng sẽ là quốc gia của họ sẽ bị tàn phá. Và chính Mỹ đã khuyến khích điều đó xảy ra. (2015) Năm 2022, ông bảo rằng giải pháp này bất khả thi để thực hiện nhưng vẫn giữ ý tưởng rằng nên để Ukraine là một vùng buffer state không hơn không kém và trung lập.
-Có một báo cáo khảo sát cho thấy rằng người Ukraine không muốn chia đôi đất nước và muốn tính toàn vẹn cho đất nước của họ như một khối thống nhất. Nhưng ông cũng lo sợ rằng nếu thù hận vẫn tiếp tục gia tăng thì việc có 2 Ukraine (Đông-Tây) là điều có thể sẽ xảy đến. (2015). Và nguồn cơn của cuộc khủng hoảng là tháng 4 năm 2008.
III. NGOÀI LỀ (từ các câu hỏi của thính giả, có bàn về VN nhưng về quá dài nên t lược bỏ)
-Sự bành trướng của NATO, EU với tham vọng bá quyền tự do, muốn biến tất cả Châu Âu thành một cộng đồng nơi mà các thành viên đều là các nền dân chủ tự do hay nói cách khác một thế giới đại đồng cho Châu Âu… Phương Tây đã luôn thách thức cán cân quyền lực với việc đi gây chiến khắp nơi bằng chủ nghĩa tự do. Nhưng vấn đề quan trọng đó là tỉ lệ sinh của người Châu Âu, họ đã không sinh đẻ nhiều trong khoảng thời gian dài và họ sẽ phải nhập cư nhiều người khác đến nước họ. Và kinh nghiệm của họ cho việc này không phong phú bằng Hoa Kỳ, và sẽ không ngạc nhiên khi thấy các Đảng Cực Hữu trỗi dậy vì tình trạng nhập cư sẽ tạo ra một bức tranh không mấy tốt đẹp đối với các nước đó. Và sẽ không lạ khi nghĩ rằng chính người Mỹ lẫn phương Tây đang đẩy Nga vào tay Trung Quốc.
IV. LỜI KẾT
-Nhận định trên đây tổng hợp từ những bài giảng, phân tích vào năm 2015 và 2022, cả 2 đều trước khi Nga xâm lược Ukraine. Mong các bạn tôn trọng các góc nhìn khác nhau, thảo luận và đừng quá thiên vị bên nào cả.
Bái bái