Thấy khung truyện doremon khai sáng quá nên tôi làm post này. Năng lượng – tài lực của mỗi người là hữu hạn và thường với phần lớn chúng ta thì không có dư. Nội ăn học lao động kiếm tiền chăm lo cho gia đình rồi thì còn tí thời gian với sức thì giải trí là cũng là quá giỏi. Và chúng ta thì cũng không quản lý năng lượng giỏi lắm. Phần lớn thời gian và sức lực của chúng ta (ở thời này) thì thường bị phung phí vào việc ăn chơi giải trí. Nên nội mà sử dụng năng lượng chuẩn để hoàn thành trách nhiệm cho cho bản thân và gia đình thì cũng là chuẩn vãi chuẩn rồi.
Nên trong chúng ta có một cái “sense” về việc khan hiếm năng lượng và tài lực. Nói nôm na đơn giản thì chúng ta có xu hướng từ chối chi xài năng lượng với những thứ “không có lợi” cho bản thân. Khái niệm có lợi – không có lợi (preference) này khá vô chừng và tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Có người thì coi việc đi nhậu đi đàn đúm là “lợi”, có người thì coi việc học tập là “lợi”, có người thì coi việc chăm lo gia đình là “lợi”, có người thì coi việc có môi trường làm việc sống yên tĩnh trong lành là “lợi”, có người thì coi nhiều tiền mới là “lợi”, có người thì coi việc sống đạo đức mới là “lợi”, có người coi việc được nằm ườn không làm gì cả là “lợi”, có người coi việc có thời gian rảnh để tập là “lợi”. Không ai giống ai cả.
Và từ cái “sense” này thì nó sẽ sinh ra cái cảm giác “ghét” “khinh thường” “dị ứng” “nên tránh xa” với những cá thể mà ta nhắm – dán nhãn là là sẽ gây – gây – hoặc có tiềm năng gây bất lợi cho chúng ta. Tùy vào cấp độ thảm họa mà cảm giác sẽ đi từ “không thích” cho đến “má gớm vl, tránh xa tao ra giùm cái”.
Và cũng từ cái “sense” này mà nó sẽ sinh ra cái cảm giác “thích” “mến” “quý trọng” nên lại gần với những cá thể mà ta nhắm – dán nhãn là sẽ tạo – tạo – hoặc có tiềm năng tạo lợi thế cho chúng ta. Tùy vào cấp độ lợi lộc mà cảm giác sẽ đi từ “thích” cho đến “cả đời này cũng không quên ơn”.
Tạo lợi ích cho người khác rất khó. Đơn giản vì nội bản thân chúng ta lo hoàn thành bổn phận của chúng ta là cũng đủ hụt hơi rồi. Thế nên mới cần tuệ để tối ưu hóa việc chi xài năng lượng. Tuy nhiên vẫn có chỗ để giúp nhưng phải có khả năng nhìn ra cái dư của mình
Đạo trời là lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu. Thấy mình dư cái gì mà không cần thiết thì đem đi giúp. Ví dụ như trước sân nhà có khoảng đất trồng được cái cây thì ta trồng cái cây tạo bóng mát giúp mọi người thoải mái hơn. Dư thừa sức khỏe thì rảnh làm vài task nhỏ giúp người thiếu sức trong chỗ làm. Hay quần áo dư thì đem cho. Sách vở được tặng nhiều thì đem quyên góp. Nói chung có lòng rộng rãi thương người + và có đức cần kiệm thì sẽ tự thấy phần dư để cho đi.
Cơ mà:
Đạo người chẳng vậy, lấy thiếu bù dư. Nếu sống theo bản năng trôi tuột theo dòng thì phần lớn chúng ta sẽ đi cái path lấy chỗ thiếu bù chỗ dư. Rất ngược ngạo.
Ví dụ như việc giải trí quần áo mua sắm ăn uống là cần thiết. Nhưng nếu chúng ta mặc quần áo xa xỉ dùng đồ hiệu quá tầm mà chúng ta lao động là ta đang lấy chỗ thiếu (sức lực thể chất năng lượng tinh thần) để đắp vào cái dư thừa không cần thiết.
Hay như việc thoải mái thư giãn là cần thiết để tái tạo sức lao động thì giờ ta có neet, thanh niên lười biếng ngại việc không chịu làm để trốn trong sự thoải mái thư giãn của bản thân (chỗ thừa), rồi ai gánh, cha mẹ gánh, mà sức lực tài lực của cha mẹ già thì ngày càng có hạn (chỗ thiếu).
Hay như việc simp gái (đặc biệt gái đẹp). Gái ok tí thì sẽ luôn nhận được sự chú ý (attention) của vài mươi anh. Trong khi bản thân chưa nhận được đủ sự chú ý cho sức khoẻ sự nghiệp (thiếu), thì giờ lại mang sự chú ý tài lực để đi simp gái (thừa).
Hay như việc lợi dụng điểm tín nhiệm, sự ảnh hưởng với người xung quanh (chỗ thiếu) để mượn nợ cho việc chi xài xa xỉ không đâu (phần dư).
Hoặc vi tế hơn là ở chỗ làm, lợi dụng vị thế của bản thân để lười biếng thoải mái (chỗ dư) mà thao túng bắt ép người khác phải bỏ công sức tâm lực ra làm (chỗ thiếu).
Lâu ngày thì sẽ thành gánh nặng, bị ghét, bị khinh, bị xem thường bị tránh xa, bị ghẻ lạnh.
Xong tới lúc đó thì lại tự thắc mắc vì sao mọi người lại ghét với đối xử xấu với mình. Rồi sao mình cứ bị tự ti mặc cảm cáu gắt ngầm. Lâu ngày sẽ nhìn thế giới xung quanh với con mắt rất tiêu cực.
Quay trở lại cái “sense” về khan hiếm năng lượng. Đời nó còn khắc nghiệt hơn ở điểm như vầy:
Bạn chưa cần lấy năng lượng tài lực của ai. Nội mà bạn có biểu hiện, thái độ, tiềm năng là bạn sẽ gây hao tốn tài nguyên của người khác là người ta đã né bạn rồi.
Và cho dù bạn có làm tốt cho ai thì cũng đừng mong được gì, quên đi, có trời tính với bạn chứ người đời gần như không có ai nhớ, công nhận đâu. À, vẫn có nhưng chỉ có một vài người và thường những người này là quý nhân luôn.
Biết là phũ thế nên luôn phải tâm niệm cố gắng không là gánh nặng và nếu được, dư thừa thì nên làm việc tốt, rồi cũng quay lại bạn theo cách khác mà thôi. Khum sao đâu.
Khung truyện hay. Khi bạn xấu – ngu – hèn – vô giá trị như nobita thì việc bạn không xuất hiện đôi khi còn làm người khác vui. Giống như miếng rác trong khu vườn bị dẹp đi vậy.
Doremon có nhiều khung truyện thấm vl. Hahaha.