Đọc qua thì anh em thấy hay, nhưng nó khó áp dụng nếu anh em còn tận tay đi làm kiếm tiền và tương tác với các mối quan hệ từ bạn bè đến người thân.
Nên đọc đạo lý, tạm cho là chuẩn, nhưng chưa chắc nó áp dụng được cho phàm như chúng ta, còn thánh thì tôi không tính.
Thật ra, biết than khổ đúng lúc cũng là một nghệ thuật và biết khoe sướng đúng lúc cũng là một nghệ thuật luôn, trước tôi có biên rồi, chơi với bạn, đừng để bạn thấy thua mình, không trách bạn so đo được, vì cả tôi và anh em thấy bạn thân ai vượt trội hơn, giỏi hơn, thành tựu hơn, dù biết đố kỵ là không nên, nhưng cũng chạnh lòng tý chứ.
Nếu anh em quý mối quan hệ đó, muốn dài lâu thì nên để đối phương thấy mình với họ đừng cách xa nhau quá.
Nói ‘than khổ’ là không tốt, thì tôi thấy chưa chuẩn, tuỳ trường hợp, nếu bạn bè đang khổ chuyện A chuyện B, như tình cảm và sự nghiệp, mà mình biết than khổ phía mình tý thì có sự đồng cảm hai bên hơn, để bạn mình thấy an ủi là mình cũng te tua như nó.
Hồi xưa tôi đi làm, thấy ai làm tý mà cứ than, sao nhiều quá, tôi cũng chê, mà sau này nhìn đa dạng tình huống hơn, thì than đúng chỗ cũng là cách đưa thông điệp rất hay đến cho sếp và công ty.
Cái gì cũng than thì sếp nó ghét, nhưng biết than đúng chỗ thì sếp nó cũng cân nhắc tý, chứ lẳng lặng mà làm, tôi nghĩ cũng chưa là cách hay để có lợi cho đôi bên.
Tôi chăm con, tôi đi làm, tôi đều giả bộ ‘than’ với vợ hết, không phải để vợ tôi phụ thêm, nhưng tâm ý con người nếu không nói ra thì người ta không hiểu, rồi dẫn đến mối quan hệ có nhiều cái không thông nhau.
Tại có lần vợ tôi bảo, anh cứ lẳng lặng mà làm, nên em đâu biết anh đang mệt. rồi lúc tôi dồn nén một cục rồi quạo. thật ra vợ tôi nói đúng, nói ra đúng lúc cũng là cách để giúp 2 bên hiểu nhau.
Nên biết than đúng cách và mang lại lợi ích cho 2 bên, win-win, thì tôi thấy than không có gì là không tốt cả.
Làm ăn đối tác, than và phàn nàn tý thì hai bên lại nghiêm túc hơn, đừng khắc nghiệt quá thôi, còn sướng không khoe thì cũng tuỳ, khoe sướng để chúng nó ghét mình thì không nên khoe, nhưng có nhiều cái biết khoe đúng lúc thì lại ra việc, marketing là nghệ thuật khoe, tất nhiên khoe đúng, chứ đừng khoe ảo hay khoe láo, đi xin việc phải biết khoe profile của mình trong CV sao cho nó uy tín tý, làm ăn, hợp tác, biết khoe thì nó giúp đối tác định vị mình ở vị thế tốt hơn, nên đừng bài trừ hay chê trách việc khoe này nọ trên mạng, nhiều lúc đó là một công cụ để kết nối dễ hơn của người ta.
Não của chúng ta luôn bị thu hút bởi những cái chúng ta đang thiếu và thèm khát nên thấy ai nhiều tiền, chưa suy nghĩ gì hết, tự nhiên não anh em tự động muốn xem và tìm hiểu hơn, nghe nó rất thực dụng, nhưng thực tế nó vậy, hồi trước có vụ tranh luận, người tu thiệt thì không cần xây chùa to và tượng bề thế làm gì, thật ra luận điểm đó cũng chưa bao quát hết.
Thật ra, chùa nhỏ cũng chưa chắc người trong đó có tu. Cái tiếp theo, xây to thế để làm gì, thì còn xem tâm và động cơ của Trụ chì nữa, người ta thấy chùa to, đến viếng, nghe Pháp, thì chùa to chùa đẹp lại là một phương tiện thiện xảo.
Còn chùa to, mà không giảng chánh pháp, cứ tập trung mấy việc râu ria thì nó khác,
nên không nhìn cái chùa để đoán xem người trong đó có tu hay không, tuỳ chùa nữa.
Tôi tin Phật, Chúa còn xuất hiện ở thời đại này, thì các Đại ka cũng live stream thôi, nó là phương tiện siêu hay để lan toả pháp và điều tốt đẹp, và tôi thấy khá nhiều Sư xịn cũng dùng cách đó để giảng pháp cho phật tử toàn thế giới, chứ không cần ngồi tập trung ở một điểm thì mới giảng được như ngày xưa
Khoe để cả hai đều có lợi, đạt đến một mục tiêu chung tốt đẹp, không gây hại cho chúng sanh, thì khoe cũng là một nghệ thuật cần học. Nên tuỳ trường hợp mà tuỳ biến, chứ không phải đạo lý nào cũng cứng nhắc áp dụng theo.
Cheers
Bác 7B
——
Hình của Johnson Tsang