Tác phẩm của George Orwell đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua và vì một lý do đơn giản – xã hội hiện đại đang ngày càng giống như Dystopia được mô tả trong cuốn 1984 nổi tiếng của Orwell. Cho dù đó là sự giám sát hàng loạt, sử dụng tuyên truyền liên tục, chiến tranh triền miên, hoặc sùng bái tính cách quay quanh các nhà lãnh đạo chính trị, ko ngạc nhiên khi mà nhiều người coi tiểu thuyết của Orwell tiên đoán nhiều chiều hướng. Như đã nói, Phương Tây vẫn tự do hơn nhiều so với xã hội Dystopia của cuốn 1984, nhưng khuynh hướng này báo trước điềm xấu cho những ai mong muốn xã hội tự do. Trên thực tế, Orwell tin rằng kiểu chủ nghĩa toàn trị mà ông châm biếm ở tiểu thuyết này là khả năng dễ thấy cho phương Tây và đôi lúc ông đi xa hơn khi cho rằng nó trên thực tế có thể ko tránh khỏi.
“Gần như chắc chắn là ta đang bước vào kỷ nguyên của các chế độ độc tài toàn trị.” (George Orwell, Complete Works – Volume XII)
Trong Video này, ta sẽ nhìn vào điều gây nên sự bi quan ở Orwell, nhất là tập trung vào hai khuynh hướng – phong trào tiến tới chủ nghĩa tập thể và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khoái lạc.
Chủ nghĩa tập thể là một giáo lý, hoặc một chuỗi ý thức hệ, trong đó mục tiêu của một tập thể nhất định, như nhà nước, quốc gia, hay xã hội được ưu tiên hơn mục tiêu cá nhân. Chủ nghĩa xã hội, cộng sản, quốc gia và phát xít đều là các ý thức hệ tập thể. Orwell tin rằng điều kiện tiên quyết để chủ nghĩa toàn trị trỗi dậy đó là sự xuất hiện của cấu trúc xã hội tập thể bởi điều này cho phép tập trung hóa quyền lực cần thiết để thực hiện kiểm soát xã hội hoàn toàn. Góc quan về mối liên kết giữa chủ nghĩa toàn trị và tập thể của Orwell đã được minh chứng là khó hiểu bởi Orwell là người cánh tả trung thành, chỉ trích chủ nghĩa tư bản, và là một người theo chủ nghĩa xã hội. Vậy làm sao một người ưa thích chủ nghĩa xã hội, một ý thức hệ tập thể, đồng thời lại viết ra tiểu thuyết Dystopia miêu tả xã hội theo chủ nghĩa tập thể một cách rùng rợn như vậy? Để hiểu góc nhìn của ông, trước hết cần phải nhận ra rằng Orwell ko coi chủ nghĩa tư bản là một hệ thống khả thi:
“Chủ nghĩa xã hội chưa chắc ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản về mọi mặt nhưng chắc chắn rằng, ko như chủ nghĩa tư bản, nó có thể giải quyết vấn đề sản xuất và tiêu thụ.” (George Orwell, Complete Works – Volume XII)
Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống ko phù hợp trong tâm trí Orwell, như nhiều tay cánh tả cùng thời, ông tin rằng nó đang hấp hối và sớm muộn sẽ bị thay thế bởi vài hình thái chủ nghĩa tập thể. Ông nhận thấy điều này là bất biến. Vấn đề với Orwell đó là kiểu chủ nghĩa tập thể nào sẽ thay thế.
“Câu hỏi thực sự…là liệu chủ nghĩa tư bản, bây giờ chắc chắn tiêu tùng, nhường chỗ cho chính thể đầu sỏ [chủ nghĩa toàn trị] hay dân chủ thực sự [dân chủ xã hội]”. (George Orwell, Complete Works – Volume XII)
Theo sau cái chết sắp xảy đến của chủ nghĩa tư bản, Orwell hy vọng rằng nền dân chủ xã hội sẽ được áp dụng ở phương Tây. Các nhà dân chủ xã hội, như Orwell, ủng hộ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quốc hữu hóa mọi nền công nghiệp trọng điểm, và giảm thiểu triệt để bất bình đẳng của cải. Họ cũng là người ủng hộ mạnh mẽ các quyền tự do dân sự như quyền tự do ngôn luận và hội họp, điều họ hy vọng có thể duy trì trong xã hội tước đoạt phần lớn sự tự do kinh tế của mỗi người.
Tuy nhiên, vấn đề mà Orwell và những người theo chủ nghĩa xã hội khác phải đương đầu đó là sự thiếu vắng ví dụ, ở quá khứ hoặc hiện tại, của bất kỳ quốc gia nào thành công áp dụng nền dân chủ xã hội. Tệ hơn nữa, các quốc gia quay sang chủ nghĩa tập thể vào nửa đầu thế kỷ 20, như Phát Xít Đức và Nga Sô Viết, đang trở nên ngày càng toàn trị – họ áp dụng cái Orwell gọi là chính thể đầu sỏ tập thể, ko phải nền dân chủ xã hội. Chính thể đầu sỏ tập thể là hệ thống trong đó một số ít tinh hoa dưới chiêu bài ý thức hệ tập thể nhất định tập trung hóa quyền lực bằng vũ lực và lừa dối. Một khi nắm quyền, những kẻ đầu sỏ này ko chỉ phá hủy tự do kinh tế của công dân mình, một động thái mà những người theo chủ nghĩa xã hội như Orwell ủng hộ, mà còn cả quyền tự do dân sự. Orwell lo ngại rằng sau cái chết của chủ nghĩa tư bản, toàn bộ phương Tây có lẽ sẽ rơi vào chính thể đầu sỏ tập thể. Nỗi sợ này một phần là do góc quan của ông rằng chủ nghĩa khoái lạc đang phát triển ở các xã hội phương Tây.
Chủ nghĩa khoái lạc là quan điểm đạo đức cho rằng đích đến cuối cùng của đời nên là tối ưu hóa hạnh phúc và giảm thiểu nỗi đau và khó chịu. Ở một phương Tây ngày càng thành thị và theo chủ nghĩa tiêu thụ, Orwell tin rằng nhiều người kết cấu đời mình quay quanh hướng khoái lạc và điều này báo trước điềm xấu cho nền văn minh phương Tây. Theo như Orwell, lối sống khoái lạc làm suy yếu con người, nó khiến họ nhu nhược và ko có khả năng chống đỡ bất kỳ ý thức hệ cuồng tín nào của những kẻ muốn cai trị xã hội. Nỗi sợ này của Orwell được minh chứng là vô căn cứ cho đến thời điểm này. Trong khi phương Tây, kể từ khi ông mất vào năm 1950, trở nên khoái lạc ở nhiều khía cạnh hơn, điều này ko khiến cho các nhà độc tài toàn trị nắm quyền kiểm soát. Đúng hơn, Aldous Huxley, tác giả của cuốn tiểu thuyết Dystopia thế kỷ 20 nổi tiếng khác mang tên Brave New World, có thể sẽ nắm bắt tốt hơn cái cách mà xã hội phương Tây bị nô dịch vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
Huxley, như Orwell, là người phản đối khoái lạc, nhưng ác cảm với chủ nghĩa khoái lạc của ông khác với Orwell. Mối bận tâm chính của Huxley là chủ nghĩa khoái lạc có thể được dùng như một công cụ hữu hiệu để đàn áp xã hội vì con người sẽ sẵn lòng từ bỏ tự do để đổi lấy “cảm giác niềm vui và tiêu thụ bất tận”. Nếu một xã hội được kết cấu đến độ con người có thể dành phần lớn thời gian theo đuổi niềm vui, thỏa mãn ham muốn vật chất, hoặc thậm chí tự chơi thuốc để thoát khỏi hiện thực, vậy thì sự thuyết phục và điều kiện hóa, thay vì ép buộc vật lý, sẽ đủ để thực hiện kiểm soát xã hội cực đoan. Neil Postman trong cuốn Amusing Ourselves to Death đã đối chiếu thú vị nỗi sợ khác nhau của Orwell và Huxley:
“Điều Orwell sợ là những kẻ sẽ cấm sách. Điều Huxley sợ là sẽ chẳng có lý do gì để cấm sách, bởi sẽ chẳng có ai muốn đọc sách…Orwell sợ rằng sự thật sẽ bị che đậy khỏi ta. Huxley sợ rằng sự thật sẽ bị chết chìm trong biển cả vô nghĩa. Orwell sợ rằng ta sẽ trở thành một nền văn hóa giam cầm. Huxley sợ rằng ta sẽ trở thành một nền văn hóa tầm thường…Ở cuốn 1984, con người bị kiểm soát bằng cách gây ra nỗi đau. Ở cuốn Brave New World, con người bị kiểm soát bằng niềm vui. Nói ngắn gọn, Orwell sợ rằng những gì ta sợ sẽ hủy hoại ta. Huxley sợ rằng những gì ta ham muốn sẽ hủy hoại ta.” (Neil Postman, Amusing Ourselves to Death: Public Discourse in the Age of Show Business)
Dường như phương Tây nhận thấy bản thân nó ở tình thế tương tự với điều Huxley sợ. Bởi như câu tục ngữ ếch ngồi trong nước sôi, công dân phương Tây chấp nhận sự xâm phạm tự do ngày càng nhiều hơn và ít phản kháng. Sự ép buộc vật lý công khai mà Orwell nghĩ là sẽ cần thiết để nô dịch xã hội đã được minh chứng là ko cần thiết cho đến nay. Tuy nhiên, trước khi loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ của Orwell, cần phải lưu ý rằng Orwell quen thuộc với quan điểm của Huxley và ông ko phủ nhận rằng xã hội theo chủ nghĩa khoái lạc mà Huxley sợ hãi là một khả năng. Nhưng ông nhìn nhận nó như một giai đoạn tạm thời tạo điều kiện lý tưởng cho một chế độ tàn bạo hơn nắm quyền kiểm soát và áp đặt ý chí của nó lên xã hội. Liệu Orwell sau cùng sẽ được minh chứng là đúng hay ko vẫn còn bỏ ngỏ. Thế nhưng như đã chỉ ra, Orwell ko tin rằng chủ nghĩa toàn trị mà ông sợ có thể xuất hiện ở xã hội mà nó ko trở thành chủ nghĩa tập thể trước tiên. Vậy nên, điều có lẽ ngăn chặn nỗi sợ của ông thành sự thực cho đến nay là chủ nghĩa tư bản đã ko chết như ông tin và chủ nghĩa tập thể vẫn chưa thành hình đủ đầy ở phương Tây.