“Cũng giống như một bác sĩ nói rằng rất có khả năng chẳng có một con người nào hoàn toàn thực sự khỏe mạnh, vậy nên bất kỳ ai thực hiểu rõ loài người sẽ nói rằng chẳng có một con người nào ko…âm thầm nuôi dưỡng một cơn náo động, một xung đột nội tâm, một sự bất hòa, một nỗi âu lo về điều bất định hay điều anh ta thậm chí ko dám thử để biết, một cơn lo âu về dăm ba khả năng đang hiện hữu hay về bản thân…một sự lo âu anh ko thể lý giải.” (Soren Kierkegaard, The Sickness Unto Death)
Tiêu đề bài thơ mang tên “The Age of Anxiety” của W.H. Auden chắc chắn là một trong những cách diễn đạt thích hợp hơn để nắm bắt tinh thần thời đại. Rối loạn lo âu là căn bệnh tâm lý phổ biến nhất ngày nay, thế nhưng ngay cả đối với những người ko mắc phải chứng rối loạn, cảm giác lo lắng êm nhẹ vẫn thường kéo dài trong phần lớn thời gian của con người. Hầu hết quan kiến cho rằng lo âu là một trạng thái cảm xúc chẳng mang đến giá trị tích cực nào, và do đó, nhiều người cố gắng làm dịu cảm giác lo âu của mình thông qua hoạt động điên rồ, kích thích các trò tiêu khiển, hoặc một hỗn hợp các thuốc giải trí và dược phẩm. Tuy nhiên, những ai dành thời gian tìm hiểu cảm xúc này sẽ nhận ra vai trò của lo âu đối với cuộc sống chúng ta ko hẳn là dễ hiểu.
“Chắc chắn vấn đề lo âu sẽ là điểm nút mà tại đó các câu hỏi riêng biệt và quan trọng nhất hội tụ, một câu đố với lời giải sẽ chiếu rọi luồng tia sáng lên cuộc sống tinh thần của ta.” (Freud, General Introduction to Psychoanalysis)
Trong Video này, ta sẽ cố sáng tỏ một vài vấn đề về lo âu bằng cách quay trở lại với ý tưởng của triết gia vĩ đại người Đan Mạch mang tên Soren Kierkegaard.
Để hiểu lo âu là gì, sẽ rất hữu ích khi đối chiếu nó với nỗi sợ, bởi cả hai đều là phản ứng cảm xúc với các mối đe dọa được nhận thấy. Tuy nhiên, những kiểu đe dọa gây nên các cảm xúc này lại khác biệt. Nỗi sợ hãi thường được kích thích bởi một mối đe dọa mà chúng ta biết rõ và hiện hữu trong một số đối tượng hay tình huống bên ngoài. Mặt khác, lo âu bao gồm cảm giác bị đe dọa nhưng ko biết mối nguy đó bắt đầu từ đâu. Nguồn cơn của sợ hãi có thể được định rõ, nhưng lo âu, theo lời của Rollo May, “tấn công chúng ta ở mọi phía cùng một lúc”. Do vậy, nỗi sợ giúp mài dũa các giác quan và chuẩn bị ta cho phản ứng chống trả hoặc chạy, trong khi lo âu, vì nguyên do ko rõ của nó, làm tê liệt các giác quan, ức chế hành động, và khiến ta chẳng biết làm thế nào để làm dịu sự khó chịu của mình.
Bởi vì có dính dáng đến sự lạc lối, đối phó với cơn lo âu trầm trọng là một trải nghiệm quằn quại. Tuy nhiên, hầu hết đều thoát khỏi những màn tra tấn của cơn lo âu trầm trọng, nhưng ít người có thể thoát khỏi hình thái nhẹ hơn của lo âu lan tràn trong cuộc sống hàng ngày của ta. Để phân biệt nó với cơn lo âu trầm trọng, hình thái phổ biến hơn này đôi lúc được gọi là “angst” hay “nỗi lo âu hiện sinh”, và thay vì cố gắng làm dịu nó, Soren Kierkegaard xem nó như một thành phần ko thể thiếu trong cuộc đời sống trọn tiềm năng.
“Nếu con người là một loài thú vật hay thiên thần, anh ta sẽ ko thể bị lo âu. Kể từ khi anh ta vừa là thú vật vừa là thiên thần, anh đã có thể bị lo âu, và nỗi lo âu càng lớn, con người càng vĩ đại.” (Soren Kierkegaard, The Concept of Anxiety)
Trong cuốn sách The Concept of Anxiety, Kierkegaard cho rằng khả năng cảm thấy nỗi lo âu hiện sinh xuất hiện cùng với sự ra đời của ý thức về bản thân (Self-consciousness). Trong thời thơ ấu, sự phát triển đòi hỏi hiện thực hóa các tiềm năng ngầm ẩn bên trong mà rằng đòi hỏi rất ít hoặc ko cần sự suy nghiệm hay lựa chọn có chủ đích. Ở một giai đoạn phát triển nhất định, chúng ta thức tỉnh ý thức về bản thân, hay nói theo nghĩa biểu tượng được thể hiện trong thần thoại Adam và Eve, chúng ta ăn trái cấm tri thức và ko chỉ nhận thức được điều thiện và ác, mà còn về khả năng tự do. Chúng ta bắt đầu hiểu vô vạn khả năng trước mắt mình, và nhận ra cách theo đuổi của mỗi người sẽ mở ra cánh cửa tới một ẩn số khác nhau như nào. Nhận thức về tự do giữa vô vàn khả năng này tạo ra sự lo âu. Hoặc như Kierkegaard nói: lo âu là “cơn choáng váng đối với tự do”.
Kierkegaard so sánh cơn choáng váng khi đối mặt vô vạn khả năng với một người đàn ông đứng ở rìa một vách đá ngang qua vực thẳm. Cùng với nỗi sợ vô tình rơi xuống chết thảm, anh ta trải nghiệm nỗi lo âu khi nhận ra rằng mình có thể tự do nhảy. Khi đối diện với mọi khả năng của cuộc đời, chúng ta cũng đứng trên một vách đá ẩn dụ xuyên qua vực thẳm, nhận thức về “khả năng có thể xảy ra gây hoảng sợ” (Kierkegaard). Chúng ta hiểu nó như là sự tự do khi đối diện với khả năng, hay khả năng để nhảy nếu ta chọn điều ấy, cho phép ta kiểm soát số phận của mình. Nhưng ta cảm thấy mâu thuẫn đối với sự tự do này. Ta bị cuốn hút bởi sức mạnh nó ban cho ta, nhưng bị đẩy lùi bởi những đòi hỏi và rối rắm mà nó áp đặt lên. Và do vậy, ta thường có khuynh hướng rút lui khỏi sự tự do và phủ nhận sự hiện hữu của nó, hay như Kierkegaard nói, chúng ta “nắm chặt lấy cái hữu hạn.” (Kierkegaard). Ta sống như thể thế giới và hoàn cảnh chúng ta trong đó bị ràng buộc và bất biến. Điều này có thể đóng vai trò làm dịu lo âu, nhưng nó sẽ trả giá bằng sự trưởng thành của ta.
Tiến bước trong đời đòi hỏi ta đón nhận các khả năng, nhưng điều này bao gồm trải nghiệm cơn choáng váng đối với tự do. Thiếu khả năng chung sống với lo âu và hành động khi có sự hiện diện của nó, ta sẽ ko thể theo đuổi rủi ro, khám phá ẩn số, và quyết định hạn mức khả năng mình. Ta sẽ ko thể tiếp tục hướng về tương lai và chọn trong số các khả năng hiện hữu trước mắt, cũng như ko thể sử dụng sức mạnh để tạo ra các khả năng mới chưa bao giờ nhìn thấy ánh nắng ban mai.
“Học cách lo âu là một chuyến phưu lưu mà mỗi con người phải trải qua… Bất kỳ ai biết lo âu đúng cách chính là kẻ đã lĩnh hội được điều tối thượng.” (Soren Kierkegaard, The Concept of Anxiety)
Nhưng nếu trong nỗ lực loại bỏ bản thân ra khỏi lo âu, ta quyết định chạy trốn khỏi sự tự do, tránh né những khả năng trước mắt, ta sẽ rơi vào tuyệt vọng. Một cuộc đời ko có tiềm năng và tự do là một cuộc đời vô nghĩa, sản sinh sự trì trệ và vứt bỏ hy vọng về một tương lai tốt hơn. Do đó, bởi vì tiềm năng và tự do chỉ xảy ra khi có sự lo âu, ta nên khôn ngoan chú tâm đến lời khuyên của Kierkegaard, và biết lo âu đúng cách. Hay như nhà tâm lý học James Hollis giải thích:
“Do vậy, ta bị buộc đưa ra một lựa chọn khó khăn: lo âu hay trầm cảm. Nếu ta tiến về trước, như tâm hồn nài nỉ, ta có thể bị ngập tràn trong lo âu. Nếu ta ko tiến về trước, ta sẽ bị trầm cảm, đè nén mục đích của tâm hồn. Trong một lựa chọn khó khăn như vậy, con người phải chọn lo âu, bởi lo âu ít ra là con đường phát triển bản thân; trầm cảm là một sự trì trệ và là thất bại cuộc đời.” (James Hollis, Swamplands of the Soul)