Khoảng 2000 năm trước, một triết gia La Mã tên Seneca đã nói về tình trạng triết học ở thời ông như sau:
“Thực vậy, có nhiều lỗi lầm đến từ khuyết sót của cố vấn chúng ta, kẻ dạy ta cách tranh biện chứ ko dạy cách sống. Cũng có những lỗi lầm gây ra bởi học trò, kẻ đến tìm thầy giáo để phát triển trí khôn của mình, chứ ko phải tâm hồn. Do đó, triết học, bộ môn nghiên cứu về minh triết, đã trở thành bác ngữ học, bộ môn nghiên cứu từ ngữ.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Những lời ấy vẫn đúng cho đến nay, khi mà triết học, thậm chí còn hơn cả thời của Seneca, phần lớn đã quên mất câu hỏi quan trọng nhất về cách để sống này.
Seneca là thành viên trường phái triết học mang tên chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism), và trong khi ở thời đại chúng ta, từ “Khắc Kỷ” có thể sẽ gợi nhắc đến một cá nhân thản nhiên, ko bị ảnh hưởng bởi khoái lạc hay nỗi đau, nhưng định nghĩa thời hiện đại ko hoàn toàn đại diện cho trường phái triết học Khắc Kỷ.
Người Khắc Kỷ Cổ Đại (Ancient Stoic) ko phải người sống cuộc đời thiếu vắng mọi cảm xúc, mà thay vào đó là người cố gắng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực ra khỏi bản thân, và trau dồi một sức mạnh và niềm vui nội tâm tỏa ra từ bản thân mình, bất kể anh ta phải đối diện với tình cảnh bên ngoài nào.
Như Seneca giải thích, người Khắc Kỷ:
“tất yếu phải có sự hoan hỉ và niềm vui triền miên thâm trầm và bắt nguồn từ sâu bên trong, kể từ khi anh ta tìm thấy niềm vui từ các nguồn lực của bản thân mình, và chẳng muốn niềm vui nào cao xa hơn niềm vui nội tâm.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Chính vì triết học Khắc Kỷ đặt lý tưởng có được thanh bình trong lúc khốn khó và niềm vui trong gian lao nên nó đã được chứng kiến sự trỗi dậy của mình trong thời kỳ hiện đại. Trên thực tế, các nguyên lý đề ra bởi những triết gia Khắc Kỷ Cổ Đại đã tạo thành nền móng của phương pháp trị liệu nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy), một phương pháp trị liệu tâm lý ngày càng được xem như là một trong những phương thức hiệu quả nhất để vượt qua nhiều căn bệnh tâm thần.
Gốc rễ của chủ nghĩa Khắc Kỷ bắt nguồn từ triết gia cổ đại mang tên Zeno xứ Citium (Zeno of Citium) – Citium là thành phố của Cyprus, nơi ông được sinh ra. Zeno sống từ năm 334 đến năm 262 trước Công Nguyên và ông đã chuyển tới Athens để thực hành triết học đâu đó khoảng năm 300 trước Công Nguyên. Zeno thành lập trường phái triết học ở Athens, và bởi vì ông giảng bài ở một “Dãy Cột Sơn” (Stoa Poikile) nên học trò của ông được gọi là các “Stoics”
Zeno, cùng với những triết gia Khắc Kỷ khác theo sau ông, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Socrates. Tầm ảnh hưởng của Socrates lớn đến nỗi triết gia Khắc Kỷ người La Mã tên Epictetus đã nói như sau: “Và các ngươi, mặc dù chưa hoàn toàn là một Socrates, ít nhất cũng nên sống như một kẻ muốn trở thành Socrates.”
Trong khi Zeno là người thành lập chủ nghĩa Khắc Kỷ, thì một trong những môn đệ của ông ấy, mang tên Chrysippus, người sẽ trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong số các triết gia Khắc Kỷ Hy Lạp. Mặc dù ko có tác phẩm nào của ông tồn tại đến ngày nay, Chrysippus lại được xem là tác giả của xấp xỉ 700 tác phẩm, và được nhiều người coi là triết gia cổ đại tuyệt vời nhất chỉ sau Socrates, Plato, và Aristotle.
Trong khi chủ nghĩa Khắc Kỷ xuất nguồn từ Hy Lạp Cổ Đại, nó đã đạt đến đỉnh điểm ảnh hưởng ở Đế Quốc Roma nhiều thế kỷ sau đó. Hầu hết kiến thức ta có về chủ nghĩa Khắc Kỷ đến từ những tác phẩm và ý tưởng của các “triết gia Khắc Kỷ La Mã” này. Những người đó bao gồm Seneca, Musonius Rufus, Epictetus, người sinh ra đã là một nô lệ, và Marcus Aurelius, Hoàng Đế La Mã từ năm 161 đến năm 169 sau Công Nguyên.
Các nhà Khắc kỷ chia triết lý thành 3 phần: logic, vật lý và đạo đức. Tuy nhiên, mối bận tâm chính của họ là về đạo đức, và việc tham gia vào nghiên cứu tự nhiên chủ yếu là để củng cố góc quan đạo đức của mình. Những nhà Khắc Kỷ tin rằng hạnh phúc có được bằng cách sở hữu đức hạnh, hay một tính cách ưu tú, điều này chính là kết quả của việc “sống thuận tự nhiên”. Bởi vì đức hạnh có được bằng cách sống thuận tự nhiên, các nhà Khắc Kỷ cho rằng ta cần phải hiểu bản chất của vũ trụ để định rõ cách sống.
Nhìn ra ngoài thế giới, các nhà Khắc Kỷ thấy rằng tạo hóa thể hiện một cấu trúc hòa hợp phức tạp. Họ lý luận rằng cấu trúc này hẳn phải là sản phẩm của một nguyên lý thần thánh duy nhất bao trùm toàn bộ vũ trụ này. Họ gọi nguyên lý thần thánh này bằng nhiều cái tên, bao gồm Lý Trí Phổ Quát (Universal Reason), Tinh Thần (mind), Thần Thánh (God), và Zeus. Mặc dù có vô vàn cái tên khác nhau, nhưng điều quan trọng là cần phải hiểu rằng họ ko mường tượng những nguyên lý này giống như các thực thể dị thường hay siêu việt, mà đúng hơn là hiện thân của kết cấu tự nhiên, và theo đó là bản thân tự nhiên ở một khía cạnh nào đó. Các nhà Khắc Kỷ tin rằng toàn bộ vũ trụ là một sinh vật đơn nhất khổng lồ, trong đó mỗi người chúng ta chỉ là 1 phần của nó:
“Tất cả những gì ta thấy”, Seneca viết, “mà bao gồm cả thần thánh và con người – đều là một; chúng ta là những bộ phận của một cơ thể to lớn.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Bên trong một cơ thể to lớn này, các nhà Khắc Kỷ tuyên bố rằng mọi sự kiện bên ngoài đều được định đoạt bởi các sự kiện trước đó, và do vậy, bất kể điều gì xảy ra đều được định trước bởi cây búa sắt đá của số phận.
“Bất kể điều gì xảy đến với ta”, Marcus Aurelius viết, “đã đợi chờ được xảy ra ngay từ phút ban đầu. Sợi chỉ định mệnh đã đan kết cả hai lại với nhau: sự sống của bản thân và những điều xảy đến với ta.” (Meditations, Marcus Aurelius)
Mặc dù tuyên bố rằng mọi thứ đều được định trước, các nhà Khắc Kỷ ko ủng hộ thái độ cam chịu thoái lui khỏi cuộc sống. Thay vào đó, họ đề ra một lý thuyết ngày nay được gọi là thuyết định mệnh ôn hòa (Soft Determinism), một ý tưởng nhường chỗ cho tự do trong một vũ trụ tất định.
Thuyết định mệnh ôn hòa của các nhà Khắc Kỷ đến từ khái niệm về bản chất con người. Trong khi chúng ta có cơ thể vật lý và phàm trần như mọi sinh vật khác trên trái đất, các nhà Khắc Kỷ nghĩ rằng chúng ta độc nhất ở chỗ tâm trí thực sự là một “nhánh” của Lý Trí Phổ Quát, hay Thần Thánh, đây là điều bao hàm và kết cấu vạn vật. Như triết gia-nô lệ Epictetus để ý, hầu hết mọi người ko nhận thức được “vị thần thánh bên trong” là bản ngã thực sự của họ, và thay vào đó đồng nhất bản ngã họ với cơ thể sinh vật:
“Nhận thấy rằng sự ra đời của ta bao gồm hỗn hợp của 2 điều này – một mặt, cơ thể mà chúng ta có chung với những loài động vật, và mặt khác, sự lý trí và thông minh mà chúng ta có chung với các vị thần – hầu hết đều ngả về mối quan hệ đầu tiên, dầu nó khốn khổ và chết chóc như nào, trong khi chỉ có số ít nhận ra mối quan hệ thiêng liêng và cao quý.” (Enchiridion, Epictetus)
Bằng cách trau dồi “vị thần thánh bên trong”, các nhà Khắc Kỷ tin rằng chúng ta có thể đạt được tự do nội tâm mà ko bị “cây búa sắt đá” của số phận chạm đến. Sự tự do nội tâm này ko cho phép con người thay đổi những gì đã định sẵn, mà thay vào đó cho phép họ phản ứng và đáp lại những sự kiện này một cách thoải mái và chủ đích, và theo đó kiểm soát tác động của những sự kiện này lên hạnh phúc con người, ví dụ, Seneca nghĩ rằng ta nên chấp nhận và thậm chí yêu mến bất kỳ điều gì số phận mang đến cho con đường của mình: “Vai trò của một người tốt là gì?”, Seneca viết, “Đó là dâng hiến bản thân cho số phận. Thật là một niềm an ủi lớn lao khi chúng ta đều bị cuốn theo cùng với vũ trụ.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Để giải thích chuẩn chỉnh hơn những ý tưởng về số phận của các nhà Khắc Kỷ, Epictetus sử dụng phép loại suy về một trò chơi xúc xắc được Plato đưa ra hàng trăm năm trước khi Epictetus tồn tại: “Ta phải chấp nhận điều sẽ xảy đến y như cách ta chấp nhận xúc xắc sẽ đổ, và sau đó sắp xếp chuyện tình của mình theo bất kỳ cách nào lý trí định đoạt rõ nhất.” (Plato, Republic)
Sự đối nghịch giữa các sự kiện cuộc đời được định sẵn bởi số phận, và thành trì tự do nội tâm ta có tiềm năng trau dồi, đã phân định nguyên lý chủ chốt của chủ nghĩa Khắc Kỷ: “Một số điều tùy vào quyết định của ta và một số điều thì ngược lại.” (Epictetus) Theo như các nhà Khắc Kỷ, hầu hết mọi thứ ko tùy vào quyết định của ta, hay nói cách khác, nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Hành động và quan điểm của người khác, sức khỏe, danh tiếng, và số lượng của cải ta tích lũy được chính là ví dụ về những điều ko dựa trên quyết định của ta. Những thứ này có thể bị ảnh hưởng bằng cách này hoặc cách khác thông qua hành động của mình, nhưng sau cùng, chúng là những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát tuyệt đối của ta. Những điều dựa trên quyết định, hay nằm trong tầm kiểm soát tuyệt đối, là những điều bắt nguồn từ tâm trí – ví dụ như quan điểm, lời đánh giá, niềm tin, ham muốn và mục tiêu của ta.
Theo như các nhà Khắc Kỷ, sự khốn khổ và đau đớn là kết quả của sự thực rằng con người biến hạnh phúc của họ lệ thuộc vào những điều sau cùng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ và khi làm như vậy, họ tự biến mình thành nô lệ. Epictetus, người sinh ra đã là nô lệ, trở thành một người tự do sau này trong cuộc đời mình, đã nói như sau:
“Chủ nhân của một người là kẻ có thể ban cho hoặc loại bỏ bất kỳ điều gì người đó kiếm tìm hoặc tránh né. Thế thì bất kỳ ai muốn được tự do, hãy để anh ta đừng ước mong gì, đừng khước từ gì, điều ấy phụ thuộc vào người khác; nếu ko anh ta tất yếu sẽ là một nô lệ.” (Enchiridion, Epictetus)
Để loại bỏ xiềng xích tự áp đặt bản thân, ta phải nhìn nhận một cách “lãnh đạm” tất cả những thứ ko nằm trong tầm kiểm soát của mình, và biến hạnh phúc của ta chỉ dựa vào những gì “tùy thuộc quyết định của mình”. Ví dụ, bởi vì ta có thể định đoạt ham muốn của mình, ta có thể rèn luyện bản thân để ngừng mong muốn những điều ko nằm trong tầm kiểm soát. Phần lớn số đông ko làm được điều này, mà thay vào đó, theo đuổi một cách mù quáng những giá trị bên ngoài như của cải, quyền lực, hay sự thỏa mãn tình dục, tin rằng chỉ khi đạt được những điều này, họ mới cảm thấy tốt lên. Epictetus đã so sánh cá nhân mù quáng này với người có được tự do nội tâm như sau:
“Bất cứ khi nào ta thấy ai đó nắm giữ quyền lực chính trị, hãy chống lại nó bằng sự thực rằng bản thân ta ko cần thứ quyền lực như vậy. Bất kỳ khi nào ta thấy ai đó giàu có, hãy xem những gì ta có thay vì nhìn vào điều ấy. Bởi nếu ta chẳng có gì để thế chỗ nó, ta sẽ ở một trạng thái sầu khổ; nhưng nếu ta ko mong muốn giàu sang, nhận ra mình còn điều gì đó vĩ đại và giá trị hơn nhiều. Một người có vợ đẹp, ta lại ko khao khát một người vợ đẹp. Ngươi nghĩ những điều này là nhỏ nhặt? Chính những người cực kỳ giàu có, quyền lực, kẻ được sống với người phụ nữ tuyệt trần này – sẽ phải trả giá bao nhiêu cho khả năng coi khinh của cải và quyền lực và những người phụ nữ mà họ quý mến và có được?” (Enchiridion, Epictetus)
Vấn đề của việc biến hạnh phúc lệ thuộc vào những điều ngoài tầm kiểm soát chính là khi những điều đó mất đi, ta sẽ đau khổ, và mặt khác, khi đã có được chúng, ta thường sẽ rất lo lắng về việc mất đi, ta thậm chí còn ko thể tận hưởng chúng.
Điều quan trọng cần lưu tâm ở đây chính là các nhà Khắc Kỷ ko ủng hộ việc tránh né mọi điều ko tùy thuộc vào quyết định của ta. Thay vào đó, những điều như sức khỏe, của cải, danh tiếng, đồ ăn thức uống ngon, tình yêu và thú vui tình dục, tất cả điều này và hơn thế nữa là những gì người Khắc Kỷ tận hưởng nếu chúng đến với mình. Tuy nhiên, ko như bao người khác, trên thực tế, người Khắc Kỷ ko bị bó buộc với chúng và hạnh phúc của anh ta ko lệ thuộc vào nó. Điều này ko chỉ có nghĩa là khi vắng bóng chúng, người Khắc Kỷ vẫn sống cuộc đời tràn đầy niềm vui và yên bình, mà còn là khi những giá trị bên ngoài đến với mình, anh ta có thể tận hưởng chúng mà ko lo về việc mất đi. Như Seneca tuyên bố:
“Ko ai có sức mạnh sở hữu bất kỳ điều gì mình muốn; nhưng anh ta có khả năng ko mong ước những gì mình ko có, và vui vẻ tận dụng tối đa những gì đến với mình.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Thế nhưng còn những thời điểm trong cuộc đời khi ta phải đối diện ko chỉ sự vắng bóng của những giá trị bên ngoài nhất định, mà còn là những bất hạnh và nghịch cảnh trầm trọng thì sao? Các nhà Khắc Kỷ có lời khuyên gì cho những lúc như vậy? Để hiểu cách một người Khắc Kỷ tiếp cận một tình huống như vậy, ta phải để tâm tới lời nói của Epictetus: “Bản thân sự vật ko phải thứ làm ta phiền não, đúng hơn là phán xét của ta đối với nó.”
Mất đi người thân yêu, lụn bại sự nghiệp, bệnh tật, hay danh tiếng bị hủy hoại hoàn toàn của một người vốn dĩ ko xấu, nhưng nó chỉ xấu bởi vì ta đánh giá chúng như vậy.
Nếu ta nhìn vào những bất hạnh của mình bằng một cặp mắt mới và có một thái độ khác biệt đối với chúng, các nhà Khắc Kỷ sẽ chủ trương rằng ta có thể thu lợi từ trắc trở của mình, và xem chúng như là ngọn núi để trèo lên thay vì hố sâu để ngã vào:
“Hoàn cảnh khốn khó sinh ra con người đích thực.” Epictetus nhận định. “Bất hạnh liên tục”, Seneca viết “mang đến phước lành này. Những ai luôn bị nó tấn công, sau cùng được nó củng cố mạnh mẽ hơn.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Hay câu nói có lẽ mạnh mẽ nhất được tuyên bố bởi Seneca:
“Sự xuất chúng lụi tàn nếu thiếu nghịch cảnh: đã đến lúc ta thấy chúng tuyệt vời như nào, sức mạnh của nó ra sao, khi nó thể hiện thông qua sự bền bỉ. Tôi bảo đảm với anh, người tốt nên làm điều tương tự: họ ko nên sợ hãi khi đối diện nghịch cảnh và khốn khó, hay than phiền số phận: bất kể điều gì xảy ra, người tốt ko nên buồn bực, và biến nó thành một hồi kết tươi đẹp; ta chịu đựng điều gì ko quan trọng, quan trọng là cách ta chịu đựng chúng.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Các nguyên lý dẫn dắt cuộc đời của những nhà Khắc Kỷ sẽ trông có vẻ cực đoạn với nhiều người và cực kỳ khó để noi theo. Epictetus nhận định rằng lối sống Khắc Kỷ khó đến nỗi chưa bao giờ có một người Khắc Kỷ thực sự: “Chúa ơi”, ông nói, “Con muốn thấy một người Khắc Kỷ. Nhưng ngài ko thể cho con thấy một người hoàn chỉnh.”
Các nhà Khắc Kỷ kiên quyết rằng nếu thực sự có tồn tại một cá nhân thấm nhuần các nguyên lý Khắc Kỷ, người đó sẽ được gọi là Nhà Hiền Triết Khắc Kỷ (Stoic Sage), và sẽ giống thần thánh hơn là con người. Chrysippus được cho là đã tuyên bố rằng nhà hiền triết Khắc Kỷ, sẽ hoàn toàn thanh thản và hạnh phúc ngay cả khi ở trong Con Bò Của Phalaris (Bull of Phalaris). Con bò của Phalaris chính là bản sao bằng đồng của con bò thật mà tên bạo chúa Phalaris sẽ đặt kẻ thù của mình vào bên trong trước khi đốt lửa dưới bụng nó, nướng sống nạn nhân bên trong.
Seneca diễn tả bản chất thần thánh của nhà hiền triết Khắc Kỷ bằng những câu từ sau:
“Và nếu ngươi gặp một kẻ chưa bao giờ hốt hoảng bởi các mối nguy, chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi cơn thèm muốn, hạnh phúc trong nghịch cảnh, bình tâm trong cơn bão, nhìn nhận loài người ở một góc độ cao hơn và các vị thần từ chính bản thân họ, chẳng phải một cảm giác tôn trọng dành cho anh ta sẽ tìm đường đến ngươi? Chẳng phải ngươi sẽ nói với bản thân mình, ‘Đây là điều quá vĩ đại, quá uy nghi để bất kỳ ai coi nó cùng một giuộc với cơ thể hèn mọn mà nó trú ngụ.’ Trong cơ thể đó đã sinh ra một sức mạnh thiêng liêng.” (Lucius Seneca, Letters from a Stoic)
Trong khi các nhà Khắc Kỷ Cổ Đại biết rằng chỉ có rất ít, nếu còn bất kỳ ai khác, sẽ trở thành Nhà Hiền Triết, họ tin rằng những ai theo đuổi một lý tưởng như vậy cũng có thể thu gặt lợi ích lớn lao. Các nhà Khắc Kỷ cực kỳ hiểu rõ về sự thực rằng số đông con người ko thể đương đầu với những gian khó cuộc đời mà ko bị suy sụp và sau cùng bị đả bại.
Những nhà Khắc Kỷ xem triết học như một công cụ ta có thể dùng để giúp khắc tạo và định hình tính cách thành một pháo đài bất khả xâm phạm, con người có thể chống chọi những gian nan và nghịch cảnh bằng sự điềm đạm và sức mạnh. Trên thực tế, Epictetus miêu tả triết học như là một thứ liên quan đến “nghệ thuật cuộc đời”, tức là, làm cách nào để vượt qua trận chiến mà ko ảnh hưởng tới cuộc đời cũng như sống một cuộc đời tốt lành.
Bởi như Hoàng Đế La Mã vĩ đại Marcus Aurelius đã nói: “Nghệ thuật sống giống một môn đấu vật hơn là nhảy múa”. (Meditations, Marcus Aurelius)