“Thực sự, nghiện là cái gì? Nó là một dấu hiệu, một tín hiệu, một triệu chứng dày vò. Nó là ngôn ngữ nói cho ta biết về cảnh ngộ khốn cùng cần được thấu hiểu.” (Alice Miller, Breaking Down the Wall of Silence)Trong quan niệm Phật Giáo về vũ trụ, bánh xe cuộc đời quay vòng quanh 6 cõi, mỗi cõi đại trưng cho một cách tiếp cận khác nhau để tồn tại trên thế giới. Một trong số đó là cõi ma đói, trú ngụ bởi “những sinh vật có cổ gầy trơ xương, miệng nhỏ, tứ chi hốc hác, và cái bụng to phình, sưng vù, trống rỗng.” (Gabor Mate, In The Realm of Hungry Ghosts) Đây chính là cõi mà những con nghiện trên thế giới trú ngụ. Bởi kẻ nghiện bất kể tiêu thụ, nuốt chửng, hay sở hữu bao nhiêu, chúng luôn muốn nhiều hơn – kể cả khi sức khỏe giảm sút và mối quan hệ và tài chính bị lụi tàn.
“Tôi đánh mất chính mình khi rơi vào một trong những vòng xoáy nghiện ngập. Dần dần tôi cảm thấy sức mạnh đạo đức của mình giảm đi và bản thân trở nên rỗng tuếch. Sự trống rỗng nhìn chằm chằm ra ngoài từ phía sau con mắt của mình.” (Gabor Mate, In The Realm of Hungry Ghosts)Trong Video này, trích từ cuốn sách của Gabor Mate mang tên In The Realm of Hungry Ghosts, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất và gốc rễ của cơn nghiện.
“Cơn nghiện chưa bao giờ thực sự thay thế nhu cầu cuộc đời, nó chỉ thay thế tạm thời”, Mate viết, “Nhu cầu sai lầm mà chúng mang đến, cho dù chúng làm vừa lòng đến mức nào đi chăng nữa, cũng ko thể khiến ta đủ đầy. Bộ não ko bao giờ, như nó vốn là, cảm thấy rằng nó đã có đủ, rằng nó có thể nghỉ ngơi và tiếp tục những công chuyện cần thiết khác. Nó như thể sau khi đã ăn một bữa no, ta bị bỏ đói và ngay lập tức quay trở lại tìm kiếm thức ăn lần nữa.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Mate định nghĩa cơn nghiện như là “bất kỳ hành vi lặp lại nào, liên quan tới chất cấm hoặc ko, trong đó một người cảm thấy buộc phải tiếp tục, mặc cho tác động tiêu cực của nó tới cuộc đời và tính mạng của người khác.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Khi nghĩ về cơn nghiện, thông thường ta sẽ tập trung vào cơn nghiện chất cấm. Tuy nhiên, cơn nghiện hành vi cũng phổ biến và cũng hủy hoại cuộc đời của mỗi cá nhân. Mạng xã hội, nội dung khiêu dâm, hay trò chơi điện tử; cờ bạc, tình dục, mua sắm, hay thậm chí những hoạt động như là tập luyện hoặc làm việc, đều có tiềm năng biến thành cơn nghiện, và do vậy, khi Mate làm rõ tường tận hơn:
“Bất kỳ đam mê nào đều có thể biến thành cơn nghiện; nếu vậy thì phân biệt cả 2 thứ như nào? Câu hỏi trọng tâm ở đây là: Ai sẽ chịu trách nhiệm, cá nhân hay hành vi của họ? Ta có thể chế ngự một đam mê, nhưng một đam mê mang tính ám ảnh ko thể chế ngự được chính là cơn nghiện… Nếu nghi hoặc, hãy tự hỏi bản thân 1 câu đơn giản: Cho rằng bạn gây ra những tác hại tới bản thân và người khác, liệu bạn có sẵn lòng dừng lại? Nếu ko, bạn đã bị nghiện. Và nếu bạn ko thể từ bỏ hành vi hay giữ cam kết khi thực hiện, bạn đã bị nghiện.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Từ lâu đã có một cuộc tranh luận về điều tạo nên một cơn nghiện, Nó đến từ con người hay hoàn cảnh? Trong khi một số đã giải thích cơn nghiện như là vấn đề trú ngụ bên trong con người, một cách giải thích chuẩn xác hơn về cơn nghiện đó là kết quả giữa sự tương tác của chủ thể và đối tượng. Cơn nghiện xảy ra khi một cá nhân liên tục khao khát thay đổi về mặt chủ quan, hay cảm giác, trạng thái và trở nên dựa dẫm vào đối tượng hay hoạt động để sản sinh thay đổi mong muốn. Trong cuốn sách Addiction by Design của cô, Natasha Dull Schultz giải thích:
“Cũng như có những cá nhân nhất định dễ mắc phải cơn nghiện hơn người khác, cũng có trường hợp một số đối tượng, bởi ưu điểm dược lý hay cấu tạo đặc biệt, có khả năng kích thích hay thúc đẩy cơn nghiện nhanh hơn người khác. Ưu điểm độc nhất của họ nằm ở khả năng gây ra kiểu thay đổi cưỡng chế chủ quan mà một số cá nhân lệ thuộc vào.” (Natasha Dull Schultz, Addiction by Design)
Nhưng về việc ta sẽ, và sẽ luôn bị bao quanh bởi những đối tượng và hoạt động có tiềm năng gây nghiện, trong Video này chúng ta sẽ khám phá khía cạnh cá nhân của phương trình cơn nghiện và tìm hiểu điều gì khiến một số cá nhân dễ dính phải cơn nghiện hơn người khác.
Gabor Mate dành cả sự nghiệp của mình để làm việc với những người nghiện thuốc nặng ở Downtown Eastside thuộc Vancouver, và như ông đã chỉ rõ, từng cơn nghiện, nặng hay nhẹ, liên quan tới chất cấm hay hành vi, đều là nỗ lực tìm cách giải tỏa lo âu và nỗi đau cảm xúc.
“Cơn nghiện luôn bắt nguồn từ nỗi đau, cho dù được cảm nhận một cách thẳng thắn hay ẩn giấu trong vô thức… Nó ko chỉ là cuộc hành trình tìm kiếm khoái cảm, sử dụng chất cấm mãn tính còn là nỗ lực thoát khỏi lo âu của người nghiện.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Hình thức nỗi đau dẫn cá nhân tới cơn nghiện muôn vàn và vô kể. Một số người trở nên nghiện như một cách tự chữa trị chứng trầm cảm, bất an hay rối loạn lo âu; những người khác thì để đối phó với công việc hay mối quan hệ cực kỳ căng thẳng; vẫn là những người đó dùng để xua tan nỗi đau thiếu mục đích hay tuyệt vọng trước sự vô nghĩa của cuộc đời mình. Gabor Mate hỏi một người 57 tuổi đã nghiện thuốc kể từ khi còn là một cậu thiếu niên, tại sao ông ấy vẫn tiếp tục dùng:
“Tôi chẳng biết, tôi chỉ đang cố lấp đầy khoảng trống,” ông trả lời “Sự trống rỗng trong cuộc đời tôi. Sự chán chường. Thiếu phương hướng.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Trong nhiều trường hợp, nỗi đau cảm xúc mà con người tìm cách giải thoát thông qua cơn nghiện đã bén rễ trong quá khứ – đúng hơn là trong thời thơ ấu. các nghiên cứu đã cho thấy rằng phần lớn người nghiện thuốc nặng lớn lên trong gia đình bạo hành.
“Mọi khó khăn của bậc cha mẹ tự phản ánh trong Psyche của một đứa trẻ, đôi khi cùng với những kết quả bệnh lý.” (Carl Jung, The Development of Personality)
Ảnh hưởng của gia đình lên sự phát triển con trẻ và tính mẫn cảm với cơn nghiện sau này trong cuộc đời ko nên phóng đại. Bởi cũng như đứa trẻ bên trong tử cung được nối kết và hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể người mẹ, do vậy vào những năm đầu đời, khi bộ não dễ dàng uốn nắn nhất, một đứa trẻ sẽ gắn kết về mặt cảm xúc và tâm lý với gia đình. Một tuổi thơ khác thường phải trải qua gánh nặng giận dữ và bạo hành của gia đình đã in hằn nỗi đau tổn thương sâu sắc lên tâm trí đứa trẻ và gián đoạn sự phát triển của não theo hướng làm tăng khả năng bị nghiện. Mate giải thích:
“Cũng như nhiều người nghiện chất cấm nói rằng: họ tự chữa trị làm dịu cơn đau cảm xúc của mình – nhưng hơn thế nữa, sự phát triển của bộ não họ đã bị phá hỏng bởi những trải nghiệm đau buồn. Hệ thống bị biến chất bởi cơn nghiện – mạch Dopamine và Opioid, phần não bò sát hay cảm xúc, bộ máy căng thẳng và vùng kiểm soát xung động của vỏ não – cũng ko thể phát triển bình thường trong những tình cảnh như vậy.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Nhưng ko chỉ thương tổn thời thơ ấu làm cho con người dễ dính phải cơn nghiện. Trẻ con lớn lên với những người chăm sóc lạnh lùng hay xa cách cũng có khả năng hướng tới nghiện ngập ở tuổi trưởng thành. Nhà tâm lý học Allan Shore gọi tình huống vắng bóng cảm xúc gia đình này là “sự xa cách gần gũi” (proximal separation); gia đình chính là người thân cận, anh hoặc cô hiện diện về mặt vật lý và thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất của đứa trẻ. Tuy nhiên, vì căng thẳng, trầm cảm, hay những con quỷ nội tâm khác, gia đình ko nuôi dưỡng đứa trẻ về mặt tâm lý hoặc cảm xúc, và như Mate giải thích sâu xa hơn:
“Một đứa trẻ cũng có thể cảm nhận nỗi đau buồn cảm xúc khi gia đình hiện diện về mặt vật lý nhưng vắng bóng về mặt cảm xúc… trong những tình cảnh thông thường, một đứa trẻ cảm nhận sự chia cắt cảm xúc sẽ tìm cách kết nối lại với gia đình… Nếu gia đình ko đáp lại, hay ko đáp lại tương xứng… đứa trẻ sẽ bị bỏ lại cho các cơ chế đối phó ko thỏa đáng – ví dụ, lắc lư qua lại hay mút ngón tay như 1 cách làm dịu bản thân hoặc phớt lờ để thoát khỏi nỗi đau. Trẻ con ko nhận được sự hiện diện ân cần của gia đình… có nguy cơ cao tìm kiếm sự thỏa mãn bằng hóa chất từ những nguồn bên ngoài sau này trong cuộc đời.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Nhưng trong thời hiện đại, ngay cả những cá nhân may mắn có được tuổi thơ êm ấm cũng ko hoàn toàn miễn dịch với cơn nghiện. Bởi cũng như sự sụp đổ của Rome khi con người ồ ạt đi tìm khoái lạc để làm dịu nỗi thống khổ do chứng kiến một nền văn hóa chết mòn, thời đại của ta cũng như vậy, nhiều người tìm kiếm cơn nghiện như 1 cách tự chữa trị nỗi thất vọng khuấy động bởi một cái nhìn ảm đạm về tương lai xã hội. Thêm vào sự thực rằng để phù hợp với thế giới hiện đại thì phải sử dụng chủ nghĩa tiêu thụ như một lối sống và dùng công nghệ, mạng xã hội và giải trí một cách cưỡng chế như phương tiện để thoát khỏi cảm giác bất lực và trống vắng, và điều ta có chính là cơn bão xã hội hoàn hảo tạo nên khủng hoảng cơn nghiện.
“Cảm giác trống rỗng thiếu thốn lan tràn cả nền văn hóa chúng ta. Kẻ nghiện thuốc nhận thức được nỗi đau khổ về sự trống rỗng này hơn đại đa số… Nhiều người tương tự kẻ nghiện thuốc ở những nỗ lực vô dụng nhằm lấp đầy sự thiếu thốn về mặt tinh thần, khoảng hư vô nằm ở trung tâm, nơi ta đã mất liên kết với linh hồn, tinh thần của mình – cùng với những nguồn ý nghĩa và giá trị rõ nét và lâu dài. Văn hóa hám lợi, hành động, và hình ảnh điên cuồng của những kẻ theo chủ nghĩa tiêu dùng, chỉ đóng vai trò làm nỗi thiếu thốn này sâu đậm thêm, khiến ta trống vắng hơn bao giờ hết.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
Với con số những người lớn lên trong gia đình bạo hành hay vắng bóng cảm xúc, cùng với trạng thái suy đồi của xã hội, sẽ ko ngạc nhiên khi nhiều người quay sang sử dụng thuốc, rượu cồn, và cơn nghiện hành vi như 1 cách đối phó với đời. Sự chuyển hướng này ko hoàn toàn phi lý, cũng ko phải vô dụng. Bởi cơn nghiện có tác dụng; ít nhất là tạm thời; nó cực kỳ hiệu quả ở khoản làm dịu sự lo âu và nỗi đau cảm xúc. Mate ghi chú về một người nghiện thuốc nặng thuật lại rằng: “Lý do tôi dùng thuốc là để tôi ko cảm thấy… cảm giác tôi có khi ko sử dụng thuốc.” Hay như Vincent Felitti giải thích:
“Gạt bỏ ý nghĩ chứng nghiện như là “thói quen xấu” hay “hành vi tự hủy hoại” giúp che giấu chức năng của chúng trong cuộc sống của người nghiện một cách tiện lợi.” (Vincent Felitti)
Cơn nghiện ko chỉ hiệu quả ở việc mang đến sự giải tỏa khỏi lo âu và nỗi đau cảm xúc, mà còn có thể tạm thời giúp một người thoát khỏi tính đơn điệu hay sầu khổ thường ngày và tiến vào những trải nghiệm mang đầy sự hứng khởi, ý nghĩa, và phước lành. Thomas de Quincey, nhà văn người Anh thế kỷ 19 và tự nhận mình là người nghiện thuốc phiện (Opium) đã giải thích rằng
“Nguồn sức mạnh tinh vi ẩn giấu trong thứ thuốc này, làm dịu mọi kích thích của hệ thần kinh … duy trì xuyên suốt 24 giờ đồng hồ, nó gây ra năng lượng ủ rũ ở động vật khác…thuốc phiện thống lĩnh tất cả… Ngươi chỉ tặng những món quà này cho con người; và ngươi sở hữu chìa khóa tới Thiên Đường.” (Thomas de Quincey, Confessions of an English Opium-Eate)
Nhà tâm lý học đầu thế kỷ 20 William James đã nói chi tiết về sức mạnh của chất cồn ko chỉ “giảm bớt căng thẳng”, mà còn tạo ra một trạng thái kích thích trải nghiệm tâm linh – ít nhất cho đến khi chất độc của cồn đi vào tâm trí và cơ thể, hay như ông vi
“Ko ngờ vực gì, sự thống lãnh của chất cồn đối với nhân loại là do sức mạnh kích thích những khả năng huyền bí thuộc về bản chất con người… Sự điềm tĩnh giảm đi, phân định rõ ràng, và nói ko; cơn say lan rộng, hợp nhất và nói có. Trên thực tế nó là kẻ kích thích chức năng Có vĩ đại ở con người… nó là 1 phần bí ẩn và bi kịch cuộc đời sâu xa hơn tỏa ra hương và luồng sáng của điều gì đó ta ngay lập tức nhận ra là tuyệt hảo nên được ban cho nhiều người chỉ trong giai đoạn lướt thoáng sớm qua của cái toàn thể bị suy thoái thành một chất độc.” (William James, The Varieties of Religious Experience)
Trong khi cơn nghiện có thể tác dụng về mặt ngắn hạn, khi trở nên phụ thuộc vào con đường tắt làm dịu cảm xúc và niềm vui sướng, ta phải trả một cái giá theo thời gian. Ta càng nghiện ngập lâu dài, sức chịu đựng của ta ngày càng lớn mạnh và ta càng trở nên phụ thuộc vào chất cấm hay hoạt động để cảm thấy bất kỳ cảm xúc tích cực nào. Chậm mà chắc, cơn nghiện trở thành tiêu điểm trong cuộc đời, và mọi thứ khác có thể mang đến sự đủ đầy lâu dài – sức khỏe, mối quan hệ, sự sáng tạo, sự nghiệp, mục đích cuộc đời – đều tan biến nằm ngoài hạn định.
Hơn nữa, cơn nghiện thay đổi cấu trúc bộ não theo cách suy yếu khả năng tự kiểm soát của ta. Khi mắc kẹt trong cơn nghiện, ta thường thấy bản thân mình gặp phải điều gọi là “ứ não” (Brain lock) – hành động của ta tuân theo cơn ham muốn nghiện ngập trong khi một phần tâm trí quan sát một cách chú tâm, thế nhưng bất lực, biết rõ rằng ta đang phá hủy tâm trí, cơ thể và tiềm năng.
“Bản chất của nghiện là tính phụ thuộc, phụ thuộc quá đà, phụ thuộc ko lành mạnh – ko lành mạnh theo nghĩa khiếm khuyết, sự phụ thuộc mà gây ra thoái hóa và hủy hoại.” (Sam Portaro)
Với ách kìm kẹp của cơn nghiện, câu hỏi sống còn xuất hiện: khả năng vượt qua một cơn nghiện là gì? Vấn đề đương đầu với bất kỳ nỗ lực nào nhằm đổi mới cuộc đời ko nghiện ngập, nằm ở cái bộ máy cần được chữa lành, bộ não, chính là thứ bị tổn thương trong một cơn nghiện. Và như Mate cảnh báo:
“Cơn nghiện càng tệ, bộ não càng bất thường hơn và những trở ngại sinh học càng lớn hơn cho việc lựa chọn sức khỏe.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)
May mắn thay, bộ não ta cực kỳ kiên cường. Kể cả khi về già, bộ não vẫn có thể tự thay đổi theo cách cho phép con người sống, có lẽ là lần đầu tiên, một cuộc đời đủ đầy, khỏe mạnh và ko nghiện ngập. Và trong các Video tiếp tới, chúng ta sẽ đào sâu về bản chất cơn nghiện và khám phá vài cái nhìn sâu sắc về cách ta có thể tạo điều kiện hồi phục và loại bỏ bản thân, một lần và mãi mãi khỏi vùng đất của những con ma đói.
“Ko phải câu truyện nào cũng có kết cục tốt đẹp… nhưng các khám phá của khoa học, lời dạy của trái tim, và những khám phá về tâm hồn, tất cả chúng bảo đảm rằng ko một ai vô phương cứu vãn. Khả năng hồi phục lại vẫn hiện hữu miễn là cuộc đời vẫn còn. Vấn đề sau cùng là cách để khuyến khích khả năng đó ở người khác và bản thân chúng ta.” (Gabor Maté, In the Realm of Hungry Ghosts)