“Chúng ta ngó ngàng đầy lo lắng những thước đo tập thể, nhờ thế định rõ tư duy số đông mà ta muốn đương đầu. Chỉ có một giải pháp cho ý định san phẳng của mọi thước đo tập thể, và đó chính là nâng tầm và phát triển giá trị cá nhân.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Chúng ta sống trong thời đại nơi 2 viễn cảnh về thế giới xung đột nhau. Ở một khía cạnh, ta có viễn cảnh về tự do. Trong viễn cảnh này, ta được tự chủ định hình cuộc đời mình và sống phù hợp với mục tiêu bản thân. Ở nơi mà tầm nhìn tự do ngự trị, pháp quyền ko phải là cách thể hiện độc đoán quyền lực nhà nước, mà nó được định hình quay quanh lý tưởng rằng ta có thể sống như ý muốn miễn là ta ko gây hại với người khác hoặc tài sản của họ.
“Tự do là quyền sống như ý mình muốn,” Epictetus nói “Ko còn gì khác nữa.” (Epictetus)
Viễn cảnh tự do bất đồng với điều nhà kinh tế học người Mỹ Thomas Sowell gọi là viễn cảnh của những kẻ xức dầu thánh (anoint). Trong viễn cảnh này, dân số thế giới bị chia làm 2 tầng lớp: kẻ thống trị và kẻ bị trị. Kẻ thống trị bao gồm các chính trị gia, công chức cấp cao, các nhà tư bản thân hữu, thành viên tuyển chọn từ cộng đồng khoa học, và phương tiện truyền thông chính cống. Những cá nhân này nhìn nhận bản thân, theo lời của Sowell, như là “thành phần ưu tú được chọn, một kẻ với sứ mệnh dẫn dắt người khác bằng cách này hoặc cách khác hướng tới [điều họ nhìn nhận như là] một cuộc sống tốt hơn.” (Thomas Sowell, The Vision of the Anointed) Kẻ bị trị, trong viễn cảnh này, ko được ban tính tự chủ để kiểm soát cuộc đời mình, mà là “bị theo sát, kiểm soát, theo dõi, điều khiển, áp chế bằng luật lệ, chỉnh đốn, giam cầm, thấm nhuần, kìm hãm, thẩm định, thu giữ, kiểm duyệt” (Pierre-Joseph Proudhon), và bị ra lệnh ở mọi nơi trong cuộc đời, nhờ đó tầng lớp được chọn có thể hiện thực hóa ý tưởng của họ về một thế giới mới tươi đẹp.
Xức dầu thánh (Anoint): Việc xức dầu là biểu hiện cho sự ban phước của Chúa hay lời kêu gọi cuộc đời của người đó. Một nghĩa khác của nó chính là “được chọn”, mỗi người sẽ ban cho một mục đích, lời kêu gọi riêng biệt (điều này nằm ngoài phạm vi con người nên mục đích ở đây mang giống như đã định sẵn), và chỉ khi hoàn thành mục đích riêng đó ta mới được xức dầu thánh bởi Chúa, giúp ta làm được những điều nằm ngoài phạm vi bản chất của con người…Ở đây tạm dịch là được chọn để tránh lặp từ xức dầu quá nhiều lần.
Video này được thảo ra cho những ai còn trân quý tự do và ko muốn trở thành con tốt cho những ý nghĩ quái dị đen tối của một tầng lớp thống trị thèm khát quyền lực. Dựa vào cái nhìn sâu rộng của Carl Jung, ta sẽ khám phá cách thay đổi xã hội tích cực, theo hướng một thế giới tự do hơn, có thể tạo ra bởi những cá nhân phấn đấu cho điều mà Jung gọi là “thành tựu tính cách” như nào. Bởi như Jung để ý khi một thế giới rơi vào chủ nghĩa chuyên chế, hay chế độ toàn trị:
“…những vấn nạn như này chẳng thể giải quyết bằng pháp luật hay mánh khóe. Chúng chỉ có thể giải quyết thông qua một sự thay đổi thái độ chung. Và sự thay đổi này ko đến từ tuyên truyền và mít tinh quần chúng, hay bằng bạo lực. Nó bắt đầu từ thay đổi ở những cá nhân. Nó sẽ tiếp tục với tư cách là sự chuyển biến cái yêu và ghét của bản thân, góc quan cuộc đời và giá trị của họ, và chỉ có sự tích lũy những thay đổi cá nhân này mới tạo ra một giải pháp chung.” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Giải pháp này có thể gây nên sự vô vọng và cảm giác chán nản. Bởi nếu ta phải mong ngóng những cá nhân xung quanh thay đổi, liệu ta sẽ ko chờ đợi cả đời chứ? Ko còn một phương thức nhanh hơn để ngăn chặn chủ nghĩa độc tài sao? Nhưng khi hiểu ý của Jung về thành tựu tính cách, ta sẽ thấy giải pháp này tối ưu hơn nhiều so với thoạt đầu thoáng qua và Jung ko cô đơn với niềm tin này, bởi như Ralph Waldo Emerson viết:
“Liều thuốc giải cho hình thức lạm dụng chính quyền này, chính là, sự ảnh hưởng của tính cách kín đáo, sự phát triển của cá nhân.” (Ralph Waldo Emerson, The Essential Writings of Ralph Waldo Emerson)
Vậy thì, sự phát triển cá nhân hay thành tựu tính cách là gì? Theo Jung, nó là “bước phát triển bản thân hoàn toàn tối ưu của con người.” (Carl Jung, Development of Personality) Nói cách khác, nó là sự hiện thực hóa, nhận ra tiềm năng và vượt qua giới hạn hiện giờ để theo đuổi những khả năng vĩ đại hơn. “Ko thể thấy trước vô vạn điều kiện cần được lấp đầy,” Jung viết “Cả một cuộc đời, về khía cạnh sinh học, xã hội, tâm linh, tất cả đều cần thiết. Tính cách là cái nhận thức siêu việt về tố chất bẩm sinh của một sinh vật sống.” (Carl Jung, Development of Personality) Với tánh ngắn ngủi của đời người, ta chỉ có thể chạm đến lý tưởng hoàn toàn hiện thực hóa tiềm năng của mình, nhưng như Jung đã chỉ ra “Ko thể đạt được chẳng phải là lời tranh biện chống lại lý tưởng, bởi lý tưởng chỉ là bảng dẫn đường, chưa bao giờ là mục tiêu.” (Carl Jung, Development of Personality) Khi ta tiến bộ tới lý tưởng này, ta ko còn là cá nhân bình thường của một tập thể tuân thủ rộng lớn và trở thành, theo lời Jung, một người phi thường. Nhưng Jung lại hỏi, điều gì “xui khiến một người đi theo con đường riêng mình và thoát khỏi tính đồng nhất vô thức với tập thể?…Thứ gì…làm lệch cán cân ưu ái tính phi thường?” (Carl Jung, Development of Personality)
Thành tựu tính cách ko đạt được bằng cách đặt mục tiêu hiện thực hóa đơn thuần, thay vào đó điều ko thể thiếu cho quá trình này chính là sở hữu một lời kêu gọi. Một lời kêu gọi, như Jung giải thích, là “nhân tố thiết yếu dẫn dắt con người giải phóng bản thân khỏi bầy đàn và con đường cũ rích.” (Carl Jung, Development of Personality) Sở hữu một lời kêu gọi đồng nghĩa với việc hướng vào bên trong và lắng nghe tiếng gọi lương tâm để khám phá mục đích, sứ mệnh cuộc đời của mình. Bởi như Jung giải thích, lương tâm chính là tiếng gọi nội tâm mang đến cho ta “một hình thái “tri thức” đặc biệt”… hay sự đảm bảo về giá trị cảm xúc của ý tưởng có liên quan đến động cơ hành động của ta.” (Carl Jung, Civilization in Transition) Tiếng gọi lương tâm có thể dẫn hướng ta tới việc theo đuổi một mục tiêu táo bạo, theo đuổi một mục tiêu, hay bảo vệ các giá trị được trân quý, và như Viktor Frankl viết:
“…chỉ trong phạm vi cam kết bản thân thực hiện ý nghĩa cuộc đời của mình [tức là, lời kêu gọi], trong phạm vi này anh ta cũng hiện thực hóa bản thân. Nói cách khác, sự hiện thực hóa ko thể đạt được nếu nó tự dừng lại, mà nó chỉ là một tác dụng phụ của nhu cầu tự tôn bản ngã (Self-transcendence) [nghĩa là được dẫn lối bởi lời kêu gọi].” (Viktor Frankl, Man’s Search for Meaning)
Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.
Nếu ta khám phá lời kêu gọi và dùng nó chỉ dẫn để đạt được thành tựu tính cách, vậy điều này giúp đánh bại ham muốn chuyên chế của tầng lớp được chọn và mang tự do đến một thế giới giam cầm như nào? Làm thế nào để đi con đường riêng mình và thúc đẩy tính tuân thủ có lợi tuân theo điều mà Jung gọi là “quy luật của chính con người chúng ta” giúp chữa lành bệnh tật của xã hội? Hay như Jung hỏi:
“Tính cách cá nhân có liên quan gì đến hoàn cảnh khốn khó của nhiều người?” (Carl Jung, Development of Personality)
Đầu tiên, trạng thái của một xã hội lệ thuộc vào sức khỏe hay bệnh tật, và điểm mạnh hay điểm yếu, cá nhân cấu thành nên nó. Nếu xã hội phần lớn bao gồm những cá nhân yếu đuối, thụ động, loạn thần và hèn nhát, vậy thì nó sẽ rất dễ bị thao túng và điều khiển bởi tầng lớp thống trị. Một xã hội muốn tự do và phát triển, phải bao hàm nhiều cá nhân, theo lời nói của sử gia Will và Ariel Durant “có trí óc sáng dạ và năng lượng ý chí…có khả năng đáp lại hiệu quả những tình huống mới.” (Lessons of History) Hay như Nietzsche viết “những người tự lực, độc lập, khách quan [chính là] trụ cột của một nền văn minh vững mạnh.” (Nietzsche, The Dawn) Những nét đặc biệt này được thúc đẩy bởi thành tựu tính cách.
Nhưng sức mạnh tính cách lớn dần này theo đó sẽ dấy lên khao khát tự do. Bởi chính những cá nhân yếu nhược ít tiến bước trong cuộc đời là kẻ mong muốn chính quyền gia trưởng, hay chuyên chế, và như Jung viết:
“Có lẽ đó là một dấu hiệu đáng xấu hổ của sự non nớt tinh thần khi mà con người [hiện đại] cần, và muốn, phần lớn kẻ cầm quyền.” (Carl Jung, The Practice of Psychotherapy)
Những ai sở hữu lời kêu gọi nhanh chóng khám phá ra rằng họ được trang bị tốt hơn để trở thành chủ nhân của số phận hơn bất kỳ quan chức hay chính trị gia nào.
Ngoài việc tạo ra kiểu cá nhân cần thiết cho một xã hội hưng thịnh, thành tựu tính cách cũng có thể khơi dậy phong trào bảo vệ tự do có tổ chức. Để hiểu điều này xảy ra như nào, chúng ta sẽ đối chiếu tiếng gọi lương tâm khác biệt ở thời điểm tự do ngự trị so với thời điểm xã hội xem nhẹ chế độ chuyên chế, hoặc tiến triển chế độ độc tài toàn trị như nào.
Trong một xã hội tự do, tiếng gọi lương tâm dẫn dắt nhiều người tới các con đường khác nhau. Một số sẽ được mời gọi tới thiên hướng nghệ thuật, khoa học, triết học, hoặc chính trị, những người khác sẽ xây dựng doanh nghiệp, một số sẽ hướng tới con đường thể thao, giải trí, hay phiêu lưu, trong khi những người khác vẫn sẽ phỏng theo thiên hướng cá nhân hơn như là tạo dựng một gia đình vững chắc. Tính đa dạng của việc theo đuổi thiên hướng này làm gia tăng số lượng những điều đã được thử qua và nhờ đó giúp xã hội phát triển và nền văn minh vượt bậc. Nhưng khi tự do cùng với những cơ hội cuộc đời suy thoái, tiếng gọi lương tâm có thể đóng vai trò như là một thế lực hài hòa hướng con người đến những thiên hướng bảo vệ tự do. Bởi chúng ta ko phù hợp với lối sống hoàn toàn kiểm soát bệnh tật của chính quyền và do vậy phản đối sự hiện diện của chúng. Miễn là ta ko bị tước mất ham muốn sống, ta sẽ theo bản năng tìm kiếm đủ mọi cách để thoát khỏi hình thức cai trị bệnh hoạn này.
Thoạt đầu, chỉ có số ít người gan dạ nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề và nhờ đó được mời gọi tới thiên hướng bảo vệ tự do. Theo lời của Jung, những cá nhân này, “được đánh thức bởi lời kêu gọi đến từ giọng nói [lương tâm], và ngay tức khắc họ khác biệt so với người khác, cảm thấy bản thân đương đầu với một vấn đề mà người khác ko biết.” (Carl Jung, Development of Personality) Khi viễn cảnh mang bản chất méo mó của những kẻ được chọn trở nên hiển nhiên, tiếng gọi lương tâm này sẽ dẫn dắt con người tới thiên hướng có thể giúp tự do chiếm ưu thế, đạt đến một mức độ to lớn hơn.
“…sâu bên trong, dưới bề nổi lương tâm của con người bình thường,” Jung viết “anh ta nghe một giọng nói thì thào, “Có điều gì đó ko đúng”…” (Carl Jung, Development of Personality)
Tiếng gọi này định hướng con người quay quanh điều Soren Kierkegaard gọi là “bên thứ ba” (Third), hay những gì góp phần vào thiên hướng chữa lành thế giới bệnh tật chung:
“Khi cam kết [bản thân] tương hỗ [một thiên hướng chung],” JW viết “vượt lên chính mình khi cống hiến cho nó, giúp ta nhận ra điều đó ở bản thân và người khác. Ta thành lập đội cống hiến cho một động cơ chung…đối tượng chung của niềm đam mê chính là “bên thứ 3” trong một mối quan hệ, cái “ý tưởng” nối kết chặt chẽ hai cá nhân [hoặc nhiều hơn].” (Jeremy Weissman, The Crowdsourced Panopticon)
Một phong trào có tổ chức, bao gồm những người đàn ông và phụ nữ gắn kết với nhau thông qua ý tưởng, hay “bên thứ 3”, về tự do, chính là điều cần thiết để ngăn chặn bước tiến triển tầm nhìn của kẻ được chọn. Bởi chỉ có quyền lực mới có thể ngăn cản quyền lực và viễn cảnh của những kẻ được chọn được chống lưng bởi sức mạnh thể chế và tài chính khổng lồ. Nhưng viễn cảnh tự do có thể dựa vào một thế lực mạnh mẽ hơn nhiều, sức mạnh của những cá nhân sở hữu thiên hướng và cùng nhau theo đuổi một động cơ chung. Bởi vì việc chữa lành căn bệnh xã hội của thời đại này sẽ ko xuất phát từ trên xuống dưới, nó sẽ ko thực thi bằng chính quyền, mà là từ lựa chọn ta đưa ra với tư cách là cá nhân và trật tự đột nhiên xuất hiện như là một kết quả.
Nếu lương tâm mách bảo ta điều gì ko đúng và ta nên hành động bảo vệ tự do, ta có nên chú ý tới tiếng gọi này? Cách thay thế khác là gì? Ngó chờ một vị cứu tinh chính trị sửa chữa một hệ thống hoàn toàn suy đồi? Vâng lời và tuân chỉ niềm tin mê muội rằng tầng lớp được chọn biết rõ quyền lợi của ta? Chẳng làm gì ngoài chỉ trích người khác và ca thán trạng thái của thế giới này? Những cách thay thế đó chỉ dành cho kẻ yếu nhược và biếng nhác.
“Quá nhiều thứ gặp nguy” Jung viết “và quá nhiều thứ lệ thuộc vào thành phần tâm lý của con người hiện đại…Liệu họ ý thức được con đường mình đi, và nên rút ra kết luận nào từ tình hình thế giới hiện tại và tinh thần của chính họ?…Liệu họ có nhận ra điều gì sắp xảy đến nếu thảm kịch này giáng lên đầu mình? Và cuối cùng, liệu một cá nhân có biết rằng anh ta chính là đối trọng làm lệch cán cân theo hướng có lợi hay ko?” (Carl Jung, The Undiscovered Self)