“Trở thành con người, ko phải một sự thật, mà là một nghĩa vụ.” (Soren Kierkegaard)
Như Kierkegaard, và nhiều người khác đã nhận ra từ lâu, cuộc sống là một chuỗi thử thách liên tục. Trong khi một số người, từ khi còn trẻ, đã phát triển các đặc điểm tính cách và khuôn mẫu hành vi giúp họ điều hướng những phức tạp của cuộc đời một cách gan dạ, nhiều người vẫn bị cản trở về khía cạnh này bởi các phương thức sai lệch. Thay vì đối diện với những thử thách ko thể tránh khỏi cản trở con đường của họ, những con người này hướng tới sự tránh né, và lùi dần vào một sự tồn tại thụ động mà, sau cùng, chỉ tạo ra một sự hối tiếc sâu sắc về một cuộc đời ko được trọn vẹn (ko được sống). Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa những người kiên cường với những cá nhân mỏng manh dễ vỡ hơn trong số chúng ta? Tại sao một số người có vẻ bị nguyền rủa bởi suy nghĩ loạn thần và khuôn mẫu hành vi, trong khi số khác thì tương đối ko bị ràng buộc bởi những xiềng xích gánh nặng này? Và, quan trọng nhứt, tại sao việc loại bỏ những đặc điểm tính cách gây cản trở tới hạnh phúc của bản thân chúng ta khó đến vậy? Trong Video này chúng ta sẽ khám phá những vấn đề đó bằng cách tập trung vào hiện tượng tâm lý được gọi là sự phản kháng (Resistance), hay nói cách khác, sự bất lực trong việc thay đổi cuộc đời một cách tích cực của nhiều người.
Để hiểu tại sao việc thay đổi đáng kể có thể được minh chứng là khó nhằn thì chúng ta phải thảo luận về vai trò của tuổi trẻ đối với sự phát triển về mặt tâm lý. Bởi trong khi các cuộc tranh luận sôi nổi đặc trưng cho hầu hết lĩnh vực tâm lý, số rất ít phủ nhận tác động to lớn mà những năm tháng thơ ấu và trưởng thành lên sự vận hành của chúng ta khi lớn lên. “Sự khởi đầu” Plato viết, “là khâu quan trọng nhất trong bất kỳ công việc nào, nhất là trong trường hợp của một thứ còn non trẻ và yếu ớt; bởi đó là thời điểm tính cách được hình thành và sự in hằn mong muốn được thực hiện dễ dàng hơn.” (Plato, The Republic) William Wordsworth đã lặp lại quan điểm này hàng ngàn năm sau thông qua lời nhận xét nổi tiếng của mình “Trẻ thơ chính là cha đẻ của con người”.
Gốc rễ của nhiều suy nghĩ và khuôn mẫu hành vi đặc trưng cho chúng ta khi lớn lên đến từ những ngày tháng thời thơ ấu của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận ra, đó là các khuôn mẫu được minh chứng là có hại trong những năm sau này, thường đảm đương chức năng giúp thích ứng khi chúng ta lần đầu sử dụng chúng, để giúp ta đối diện với những tình huống ko mấy lý tưởng của tuổi trẻ. Nói cách khác, thông thường thì những vấn đề hiện tại của ta chính là giải pháp mà mình đề ra cho các vấn đề cuộc sống trước kia, khi các khuôn mẫu tự vệ (Self-Protective) trở nên tự chấp (Self-handicapping), mang tính lây lan cực kỳ và có thể giúp giải thích lý do vì sao chúng ta có những hành vi và đặc điểm tính cách mà, qua thời gian, kiềm chế khả năng phát triển của ta cực kỳ. Ví dụ, bất lực trong việc khẳng định bản thân, hay một mức độ ngại ngần đến nỗi tê liệt, có thể đã từng là một tính trạng thích nghi trong thời thơ ấu để giúp ta tránh đối mặt với những người chăm sóc ngược đãi. Tính trạng này chỉ trở nên nguy hiểm nếu chúng ta cứ bấu víu lấy nó cho đến tuổi trưởng thành và phổ quát tính ứng dụng của nó vào những tình huống ko xảy ra ngược đãi. Do đó, thường xảy ra trường hợp những người mắc chứng loạn thần kinh nhất, hay thậm chí là một số hình thái rối loạn chức năng tâm thần, không có nhiều khuyết điểm mấy theo bất kỳ ý hiểu về mặt bẩm sinh nào, mà đúng hơn là trở thành nạn nhân của những tình huống xui rủi mà họ khó kiểm soát được.
(*Self-handicapping: được định nghĩa là những hành vi hoặc lựa chọn tự hủy hoại bản thân, ngăn chủ thể tự đứng ra chịu trách nhiệm với kết quả. Về cơ bản, người ta tạo ra những trở ngại để có thể đổ vấy những thất bại cho những yếu tố bên ngoài)
“Hãy nhìn vào hầu hết các dạng nỗi đau tâm lý mãn tính và rối loạn chức năng” nhà tâm lý học Michael Mahoney viết “nghiện ngập, chứng sợ khoảng trống, biếng ăn, tránh né một cách lo lắng, cuồng ăn, trầm cảm, béo phì, hoang tưởng, ám ảnh, cưỡng chế, và thậm chí là tâm thần phân liệt. Tất cả đều có thể được xem như là các giải pháp tốn kém và đau đớn. Chúng thường là giải pháp ngắn hạn cho nỗi đau và ý nghĩa. Giải pháp trở thành một khuôn mẫu – một khuôn mẫu kiên cố – và những lợi ích tức thời được bù đắp bằng tổn thất lâu dài.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Nhưng trong khi điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao chúng ta sử dụng những khuôn mẫu hành vi ngay từ ban đầu, thì tại sao chúng ta lại bám víu vào chúng lâu dài bất chấp chúng đã mất đi bất kỳ giá trị đối phó để thích ứng? Tại sao, nói cách khác, chúng ta lại phản kháng việc thay đổi? Chủ đề về sự phản kháng đã được tranh luận từ lâu với việc một số người nhìn nhận nó như là vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực tâm lý học. Ví dụ, Freud, trong thời kỳ đầu sự nghiệp đã bị hấp dẫn bởi tiềm năng của thôi miên để điều trị bệnh nhân của ông, sau cùng thì từ bỏ phương pháp này và để giải thích lý do vì sao thì ông đã viết như sau:
“[thôi miên] ko cho phép chúng ta… nhận ra sự phản kháng mà bệnh nhân bám víu vào căn bệnh của mình và đến mức độ thậm chí còn chống lại sự bình phục của bản thân; tuy nhiên cái hiện tượng phản kháng này chỉ riêng mình nó thôi đã khiến cho việc hiểu hành vi của họ trong cuộc sống đời thường trở nên khả thi.” (Sigmund Freud, On Psychotherapy)
Freud tin rằng khuynh hướng bám víu vào trạng thái bệnh tật tâm lý của con người được thúc đẩy bởi một ước muốn được chết bẩm sinh. Tuy nhiên, ko phải ai cũng nghiên cứu về hiện tượng của sự phản kháng, cũng có cùng quan điểm bi quan của Freud về bản chất con người. Trong nhiều thập kỷ qua đã có một sự nhận thức tăng lên rằng việc phản kháng thay đổi của ta ko phải là điều có hại, mà thay vào đó phản ánh một cơ chế quan trọng cho sự sinh tồn của con người. Bởi cũng như các cơ quan vật lý của ta chống chọi trước những thay đổi đột ngột về sự vận hành của nó, cũng như thế, theo như thuyết phản kháng tự vệ (self-protective theory of resistance), thì nó (sự phản kháng) là ý niệm về bản thân để bảo vệ khỏi những thay đổi đột ngột và vì những lý do quan trọng. Chúng ta cần một ý niệm chặt chẽ về bản thân để vận hành phù hợp và trong khi chúng ta đôi khi ước rằng mình có thể thay đổi tính cách dễ như cách ta thay quần áo, điều này trên thực tế giống như một lời nguyền, ko phải phước lành. Có một ý niệm bản thân yếu kém sẽ khiến ta rất khó vận hành phù hợp trong thế giới và trên thực tế, nhiều chứng rối loạn tâm lý, giống như là rối loạn nhân cách ranh giới, chính là kết quả của việc ko duy trì một ý niệm bản thân chặt chẽ. Do vậy, sự thật rằng thay đổi các yếu tố cốt lõi của tính cách là một công việc khó nhằn, trong khía cạnh này được xem như là một yếu tố thích ứng thuộc về bản chất con người, hay như Mahoney giải thích:
“Nhiều người ko thay đổi, hay ko thay đổi nhiều, bởi vì chúng ta về cơ bản là những sinh vật bảo thủ. Đây ko phải lỗi lầm của chúng ta. Nó là hình thái sống của ta. Tính nhất quán và liên tục được tạo dựng để hỗ trợ cuộc đời, và ko có gì đáng ngạc nhiên khi những chủ đề này cũng được thể hiện trong cuộc sống tâm lý của ta… Ta ko chỉ tìm kiếm trật tự mà còn cần nó. Chúng ta được tổ chức bởi hệ thống các hoạt động và thường hay bảo vệ các khuôn mẫu của riêng bản thân mình.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)
Trong khi việc phản kháng thay đổi đóng vai trò là một cơ chế tự vệ, nó ko loại bỏ khả năng thay đổi của ta, và thường thì theo những cách đầy kích tính. Chúng ta ko phải tù nhân của thời thơ ấu và khả năng thay đổi tồn tại xuyên suốt những năm trưởng thành. Tuy nhiên, điều mà thuyết phản kháng tự vệ nhấn mạnh, đó là sự thay đổi ko dễ dàng và thường đòi hỏi nỗ lực bền bỉ trong thời gian dài. Hơn nữa, trong nỗ lực thay đổi thì việc trải nghiệm những chu kỳ cảm xúc dữ dội như là lo âu, sợ hãi, trầm cảm và ngờ vực là điều tự nhiên. Tuy nhiên, những cảm xúc này, ko nên được xem như là dấu hiệu rằng chúng ta về căn bản đang đi sai hướng, cũng như những nỗ lực để thay đổi phải chịu kết cục thất bại, thay vào đó ta nên nhận thức về việc chúng là gì – một sự biểu lộ tự nhiên của nhu cầu cho trật tự và tính nhất quán trong cuộc đời tâm lý của ta.
Nhưng trong khi việc thay đổi ko phải là dễ, thường thì ko thay đổi, ko đối diện với những thử thách cuộc đời, chỉ tạo ra nhiều đau khổ hơn về lâu dài. Chúng ta có thể ước rằng có một con đường dễ dàng trong cuộc đời nhưng bám víu vào một hy vọng như vậy sẽ có khả năng kết thúc trong thất vọng. Thay vào đó ta nên khôn ngoan nhìn nhận cuộc đời như nó vốn là, một hành trình mà đôi lúc thú vị, đôi lúc nguy hiểm, và thường xuyên bất định, hay như Fitzjames Stephen diễn đạt một cách văn thơ:
“Trong tất cả những giao dịch quan trọng của cuộc đời, chúng ta phải có một bước nhảy vọt trong đêm đen…Nếu ta quyết định để cho những điều khó hiểu ko được giải đáp, đó là một lựa chọn; nếu ta lưỡng lự trong câu trả lời, đó, cũng là 1 lựa chọn: nhưng bất kỳ lựa chọn nào ta đưa ra, ta biến nó thành sự tồn vong của mình… Ta đứng trên một con đèo giữa tuyết rơi và sương mù mịt lối, thông qua đó ta có cái nhìn thoáng qua về những con đường hiện tại và bây giờ có thể lừa dối. Nếu ta đứng yên thì sẽ bị đông lạnh đến chết. Nếu ta đi sai đường thì sẽ bị xé tan thành từng mảnh. Ta ko biết rõ được liệu có con đường nào là đúng. Ta phải làm gì bây giờ? “Hãy trở nên mạnh mẽ và có một lòng gan dạ tuyệt vời.” Hành động vì điều tốt, hy vọng cho điều tốt nhứt, và chấp nhận những gì sẽ đến… Nếu cái chết kết thúc tất cả, ta sẽ ko thể nào gặp được một cái chết tốt hơn.” (James Fitzjames Stephen, Liberty, Equality, Fraternity)
Không có mô tả ảnh.