“…mục tiêu ko phải tăng cường nhận thức, mà là nâng cao quyền lực.” (Nietzsche, The Will to Power)
Trong hành trình tìm kiếm một cuộc đời tốt đẹp, mỗi chúng ta, đều cố ý hay ngấm ngầm chọn một giá trị nền tảng để định hướng cuộc đời quay quanh đó. Với nhiều người, giá trị này là sự giàu sang, với người khác, nó có thể là địa vị, sự chấp thuận xã hội, hạnh phúc, tình yêu, tri thức và thoải mái. Trong Video này, rút ra từ những góc quan sâu sắc của triết gia thế kỷ 19 mang tên Friedrich Nietzche, chúng tôi sẽ lập luận rằng nếu muốn tối ưu hóa sức khỏe và viên mãn, thì giá trị ta nên coi trọng nhất sẽ là quyền lực.
“Điều gì là tốt? Tất cả những gì làm nâng tầm cảm giác quyền lực, ý chí quyền lực, bản thân quyền lực trong con người. Điều gì là xấu? Tất cả những gì khởi nguồn từ yếu đuối…Ko phải sự hài lòng, mà là nhiều quyền lực hơn.” (Nietzsche, The Will to Power)
Nhiều người liên tưởng khái niệm quyền lực với khả năng kiểm soát người khác và để họ phục vụ nhu cầu và ham muốn của mình. Nhưng đây ko phải kiểu quyền lực mà Nietzsche nghĩ đến bởi với ông, ham muốn kiểm soát người khác thường là biểu hiện của một sự yếu nhược tiềm ẩn, hoặc phức cảm tự ti. Hay như ông viết:
“…ham muốn đại trưng cho một số hình thái ưu việt nào đó của kẻ yếu, bản năng của chúng dành cho những con đường thủ đoạn dẫn tới bạo ngược hơn là khỏe mạnh – nơi ko thể phát hiện ra nó ở đâu, cái ý chí quyền lực của kẻ yếu này!” (Nietzsche, On the Genealogy of Morality)
Thay vì là quyền lực kiểm soát người khác như kiểu Machiavelli, kiểu quyền lực Nietzsche nghĩ ta nên theo đuổi chính là quyền lực ta thể hiện, và biểu lộ, bên trong bản thân. Nói cách khác, kiểu quyền lực tương đồng với cái mà Nietzsche gọi là “sự sinh trưởng và mở rộng” (Nietzsche, The Gay Science), hoặc với điều mà triết gia đương thời John Richardson gọi là “sự nâng tầm khả năng hoặc một hoạt động có sẵn.” (Nietzsche’s Values)
Một vài ví dụ sẽ là một vận động viên trở nên mạnh mẽ hơn đang tăng cường sức mạnh của mình, cũng như một nhà văn cải thiện kỹ năng viết của mình, một nhà hùng biện mài dũa khả năng nói trước công chúng, hay một giáo viên nâng cao khả năng dạy học của mình. Và trong cuốn Nietzsche’s Values, John Richardson đã giải thích chi tiết về điều đối với Nietzsche là hình thái quyền lực cao thượng và thuần túy nhất:
“Quyền lực có “sức sống hơn” ko phải vì sự mở rộng đơn thuần của nó, cũng ko phải vì sự khuếch đại của nó, mà là vì cuộc sống được nâng lên một mức khả năng và điều khiển cao hơn;…Quyền lực là cái chuyển tiếp tới mức độ cao hơn…một “sự vượt lên chính mình”…quan điểm của tôi với cuộc đời là sự sinh trưởng hoặc củng cố và [điều này] ko đơn thuần nằm ở việc mở rộng mà còn tăng tiến, điều đòi hỏi vượt qua trạng thái trước kia của bản thân.” (John Richardson, Nietzsche’s Values)
Ẩn sâu trong những tác phẩm của Nietzsche chính là lời chỉ dẫn về cách đạt được quyền lực này và bước đầu tiên chính là đề ra một mục tiêu thỏa mãn 4 điều kiện. Thứ nhất, mục tiêu phải có ý nghĩa hoặc thử thách. Thứ hai, nó phải thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc, hoặc hạnh phúc của người khác. Thứ ba, nó phải có lợi cho việc đạt được sự xuất chúng cá nhân; và cuối cùng, nó phải do bản thân chọn lấy, hoặc nói cách khác, một sự biểu lộ tính cá nhân và khát vọng thực chất. Hay như Nietzsche viết trong 1 bản ghi chú chưa được xuất bản:
“Vì mục đích gì con người lại ở đây ko nên khiến ta bận tâm: tại sao ta ở đây, câu đó ta nên tự hỏi chính bản thân mình: và nếu ta chưa có một câu trả lời ngay và luôn, vậy hãy đặt cho bản thân những mục tiêu, những mục tiêu cao cả và cao quý” (Nietzsche, Unpublished Note)
Một khi ta có mục tiêu đáp ứng 4 tiêu chí này, bước tiếp theo để có được quyền lực chính là dành thời gian nhất quán mỗi ngày để hoàn thành điều đó. Khi thực hiện, ta sẽ gặp những rào cản và kháng cự. Nghi hoặc bản thân, sợ hãi, lo âu, và lười biếng sẽ quấy rầy ta. Thiếu đi thời gian hoặc nguồn lực, nỗi nghi hoặc và chỉ trích từ người khác, hoặc vấn đề với sức khỏe hay mối quan hệ sẽ cản trở tiến trình của ta.
Trong bối cảnh theo đuổi quyền lực, những trở ngại và kháng cự đứng giữa ta và mục tiêu luôn mang đến một cơ hội. Bởi khi đối mặt với sự kháng cự, nếu ta sau đó nới rộng giới hạn của tâm trí và cơ thể để tìm cách vượt qua chúng, vậy thì ta sẽ gia tăng sức mạnh của mình. Kháng cự là điều quý giá cho kẻ truy tìm quyền lực y như cách một đối thủ, hay kẻ thù đáng gờm là điều quý giá với một chiến binh tham vọng. Bởi giống như một chiến binh trở nên lão luyện hơn khi đối mặt với một đối thủ xứng tầm, sự kháng cự cũng đóng vai trò như chất xúc tác thúc đẩy ta tăng cường kỹ năng và vượt qua khuyết điểm của mình. Hay như Nietzsche nói:
“Ý chí quyền lực chỉ có thể tự biểu lộ khi chống lại kháng cự; nó tìm điều chống lại nó…mọi sự mở rộng, hợp nhất, phát triển đều cố gắng chống lại điều gì đó kháng cự…[một bản chất mạnh mẽ] cần sự kháng cự, do vậy nó đi tìm chúng.” (Nietzsche, The Will to Power)
Nếu ta tham gia vào điều Nietzsche gọi là “trò chơi kháng cự và chiến thắng”, điều bao gồm một “rào cản bị vượt qua và kế tiếp sau đó là một rảo cản nữa, nó lại bị vượt qua lần nữa,” ta sẽ gia tăng sức mạnh và sau cùng đạt được mục tiêu đề ra cho bản thân mình. Và sau đó, bước cuối cùng trong lời chỉ dẫn tới quyền lực của Nietzsche đó là bỏ lại mục tiêu phía sau, cho dù ta trở thành, tạo ra, hoặc đạt được điều gì, và hướng tầm nhìn của mình tới mục tiêu kế tiếp, vĩ đại hơn.
“Bất kỳ điều gì tôi tạo ra và dẫu cho tôi yêu nó nhường nào, sớm thôi tôi sẽ phải chống đối lại nó và tình yêu của mình; do vậy ý chí của tôi muốn điều đó.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Hay như triết gia Bernard Reginster giải thích chi tiết hơn:
“Nói trắng ra, kẻ muốn quyền lực ko được phá hủy những gì mình đã tạo ra, hoặc ghét những gì mình yêu quý. Đúng hơn, anh ta phải “vượt qua” những gì mình yêu quý và tạo nên. Ý chí quyền lực sớm thôi sẽ xui khiến anh ta nhận thấy bất kỳ thành tựu sáng tạo nhất định nào, bất kỳ mục tiêu đã đạt được nào của một ham muốn nhất định, ko còn thỏa mãn, ko còn đủ nữa. Có thể nói, tác nhân trong cuộc theo đuổi quyền lực ko truy tìm thành tựu, mà là đạt được…Điều anh ta cần là những thử thách tươi rói, mới mẻ, có lẽ vĩ đại hơn. Và điều này lý giải vì sao việc theo đuổi quyền lực mang hình thái phát triển, hoặc vượt lên chính mình.” (Bernard Reginster, The Affirmation of Life)
Trong cuốn The Will to Power, Nietzsche giải thích việc theo đuổi quyền lực là “ko có đích đến cuối cùng, trừ khi bản thân niềm vui trong vòng tròn là mục tiêu.” Ở đây, vòng tròn đại diện cho chu kỳ chọn lựa mục tiêu, đối diện và vượt qua kháng cự, gia tăng sức mạnh, đạt được mục tiêu, và sau đó bỏ lại những tác phẩm và thành tựu sau lưng, và lần nữa bắt đầu một chu kỳ. Khi kết cấu cuộc đời quay quanh việc theo đuổi quyền lực, sẽ chẳng có thời điểm nào, ngoài trừ cái chết, mà ta ngừng tham gia vào chu kỳ này – chu kỳ quyền lực. Do vậy, một cuộc đời như thế sẽ ko có đích đến cuối cùng, trừ khi, như Nietzsche lý giải, ta coi mục tiêu là niềm vui, hoặc hạnh phúc lớn lao, đó là sản phẩm phụ tự phát của việc liên tục gia tăng quyền lực.
“Hạnh phúc là gì? Cảm giác quyền lực được nâng tầm – rằng kháng cự được vượt qua. (Nietzsche, The Antichrist)
“…niềm vui chỉ là triệu chứng của cảm giác đạt được quyền lực…con người ko phấn đấu vì niềm vui…niềm vui là thứ đi kèm.” (Nietzsche, The Will to Power)
Luân lý về quyền lực của Nietzsche có ẩn ý sâu sắc tới thế giới quan của người hiện đại. Bởi nó cung cấp giải pháp cho vấn đề đau khổ dai dẳng. Vấn đề của đau khổ chính là ta cần một sự biện minh hoặc ý nghĩa cho nó, nếu ko, ta sẽ dính phải chủ nghĩa hư vô, sự chán đời, và cảm giác thù ghét cay độc cuộc sống. Nietzsche trình bày vấn đề này ở đoạn văn sau:
“Con người, kẻ dũng cảm nhất, và là kẻ quen thuộc nhất với sự đau khổ, ko chối từ nỗi đau khổ như vậy; anh ta muốn nó; thậm chí tìm kiếm nó, miễn là anh ta được biết ý nghĩa của nó, mục đích của sự đau khổ. Tính vô nghĩa của nỗi đau khổ, ko phải bản thân nó, chính là lời nguyền áp đặt lên nhân loại cho tới nay.” (On the Genealogy of Morals, Friedrich Nietzsche)
Nhiều hệ thống tôn giáo, triết học, và chính trị xuyên suốt lịch sử đã cố gắng giải quyết vấn đề đau khổ bằng cách khẳng định thực tại mà ta chịu đựng chỉ là sự chuyển tiếp tới một “thế giới thực” khác, tốt hơn, nguyên bản, trong đó đau khổ được giữ ở mức tối thiểu, hoặc hoàn toàn thiếu vắng. Những ví dụ về thế giới thực bao gồm thiên đàng trong tôn giáo, hoặc những điều ko tưởng về xã hội và chính trị được cho là tồn tại ở chân trời lịch sử. Những thế giới quan này cố gắng mang lại ý nghĩa cho đau khổ bằng cách khuyến khích ý tưởng rằng miễn là ta chịu đựng đau khổ hiện tại, ở một thời điểm nào đó trong tương lai, ta sẽ tìm thấy sự cứu rỗi trong một thực tại thiếu vắng nó.
Nhưng khuyết sót của những thứ gọi là giải pháp này nằm ở chỗ nó hạ thấp hiện thực trần thế và khoảnh khắc hiện tại, cuộc sống mà ta phải tin tưởng.
“Khái niệm ‘thế giới bên kia’, ‘thế giới thực’ được phát minh ra để hạ thấp thế giới duy nhất hiện hữu ở đây – để không giữ lại mục tiêu, lý do, nhiệm vụ nào cho thực tại trần thế này!” (Nietzsche, Ecce Homo)
Ngược lại, luân lý quyền lực của Nietzsche đưa ra một giải pháp thực tiễn cho vấn đề đau khổ. Bởi nếu ta lấy quyền lực là giá trị cao nhất của con người – giá trị trên hết thúc đẩy mọi sự phát triển cá nhân – vậy thì ta cũng phải trân quý sự kháng cự ban cho ta cơ hội gia tăng quyền lực của mình. Đau khổ được định nghĩa bởi kháng cự; nó là cảm giác đau đớn hoặc khổ sở do bị cản trở theo cách nào đó. Do vậy, nếu ta trân quý quyền lực, ta cũng phải trân quý đau khổ bởi nó là thành phần thiết yếu của quyền lực. Hay như Nietzsche giải thích:
“…con người ko tìm kiếm niềm vui và tránh né bất mãn. Điều con người muốn…chính là gia tăng quyền lực; thúc đẩy bởi ý muốn đó, họ tìm kiếm kháng cự, họ cần điều gì chống đối nó – bất mãn, với tư cách là vật cản cho ý chí quyền lực, do đó là một sự thực bình thường; con người ko né nó, đúng hơn, họ liên tục cần tới nó.” (Nietzsche, The Will to Power)
Thế giới quan của Nietzsche ko đòi hỏi bất kỳ bước nhảy niềm tin nào, nó cũng ko khuyến khích ta đặt hy vọng vào sự cứu rỗi đến từ điều gì đó bên ngoài mình – có thể là một vị thần, khoa học, chính trị gia, hoặc ý thức hệ chính trị và tôn giáo. Nó là góc quan mang đến giải pháp thuyết phục và tỉnh táo cho vấn đề đau khổ. Và nó khuyến khích một cuộc đời ý nghĩa và hành động năng suất, do đó có chức năng như là một liều thuốc giải cho sự thụ động lây nhiễm tư tưởng nền văn minh hiện đại. Do đó, nếu ta chọn tham gia vào vòng tròn quyền lực, hoặc liên quan tới chu kỳ vượt lên chính mình liên tục, ta sẽ phải tạo điều kiện để hiện thực hóa tiềm năng và trau dồi “hạnh phúc vĩ đại” và “sức khỏe tuyệt trần” vốn là đặc quyền của kẻ tìm kiếm sức mạnh.
“NIềm vui xuất hiện nơi có cảm giác quyền lực. Hạnh phúc: ở nhận thức hoan hỉ về quyền lực và thắng lợi.” (Nietzsche, The Will to Power)
Hay như ông viết trong cuốn Thus Spoke Zarathustra:
“Và cuộc đời đã thổ lộ bí mật cho ta: nó nói rằng, hãy xem này, ta là kẻ phải luôn vượt lên chính bản thân mình.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)