Chắc anh em sẽ mắc cườI, khi biết thờI học phổ thông, cáI môn tôI ngán nhất lạI là môn tập làm văn, kinh hãI hơn nữa là khi đề thi kêu miêu tả hay diễn giảI lạI ‘trảI nghiệm’ của một tác giả nào đó trong tình huống abc nào đó, là tôI thấy bế tắc vô cùng.
TôI cứ lấn cấn trong lòng, trảI nghiệm của ổng, chứ có phảI trảI nghiệm của mình đâu, mà cố diễn giảI cho chân thật và cho hay được. CáI gì tôI thấy ‘không thật’ thì tôI không thể cố được. Kiểm tra một tiết 45 phút, tôI ngồI loay hoay gần 15 phút đầu để ráng ‘hiểu’ cáI đề đang nóI gì thì đã có bạn giơ tay lên, cô ơI, cho em thêm tờ giấy thứ 2 nữa, thực sự áp lực và hoang mang.
Nhất là mỗI lần cô giáo chủ nhiệm xem đIểm trung bình môn văn của tôI ở cuốI kỳ, đều vuốt đầu khuyên nhủ, con nghe lờI cô, về sau đừng theo nghề gì liên quan đến viết văn nhé con, theo nghiệp kinh doanh hay khoa học tự nhiên đI. Tất nhiên, tôI tin cô 200%, chọn trường đh và chọn nghề, cứ tính toán logic mà quất, nhưng duyên sao mà bây giờ lạI viết lách thế này cho anh em đọc, bởI vậy đờI quá thú vị phảI không anh em.
Mở bàI nãy giờ cho vui, giờ mớI vào nộI dung chính,
Thế hệ chúng ta, nhất là nhóm trẻ, càng ngày càng ‘mỏng dòn’ hơn xưa rất nhiều, nóI yếu đuốI thì nặng quá, nhưng dễ thủng, dễ vỡ hơn các thế hệ trước nhiều lắm.
Mà nguyên nhân số 1 làm cho chúng ta dễ tổn thương, dễ trầm cảm, dễ vỡ hơn, đó là chúng ta đang thiếu ‘trảI nghiệm’ hay ‘vốn sống’ nhiều quá. Đụng tý là chúng ta gãy ngay, không phảI tất cả, mà hầu hết đang là như vậy, và sẽ trầm trọng hơn trong thờI gian sắp tớI và các thế hệ tiếp theo.
Vậy ai đã đánh cắp những ‘trảI nghiệm’ của anh em?
Đầu tiên, là chính bản thân anh em, đã cho phép đIều đó xảy ra.
Kế tiếp, là bố mẹ của anh em,
CuốI cùng, là những ‘tiện nghi’ do công nghệ và môI trường sống mang lạI cho anh em.
NóI từ dướI lên,
CáI gì cũng có 2 mặt của nó, sự tiện nghi cũng thế,
HồI trước, tôI từng ước, có một con robot hay trí tuệ nhân tạo (như trong phim viễn tưởng) làm tập làm văn thay tôI… ai ngờ bây giờ nó xảy ra thật, mà thậm chí là diễn giảI chính xác và chuẩn hơn chúng ta nữa. Đây là một ‘tiện nghi’ do công nghệ mang lạI, nhưng anh em cũng cần quan sát mặt còn lạI của nó, có lẽ, chúng ta đang ‘lườI’ suy nghĩ đI dần khi có rất nhiều thứ mà máy tính và ai đã làm thay được.
ThờI đạI này, nếu biết tận dụng, sẽ xuất hiện những con ngườI cực thông minh, vì họ có thể truy cập lượng tri thức khổng lồ thông qua những công nghệ hỗ trợ, đồng thờI họ cũng là ngườI viết ra những trí tuệ nhân tạo đó và tạo ra những luật chơI mớI cho một thế giớI mớI. Anh em yên tâm, là chúng ta không nằm trong số ít hiếm hoi đó đâu… mà chúng ta đang xàI công nghệ theo hướng ngược lạI, làm chúng ta lườI tư duy và thích hưởng thụ hơn.
ThờI chưa có mạng xã hộI, chưa có tin nhắn tức thì, tôI còn nhớ lúc hẹn bạn gáI đI chợ tết, mà từ nhà tôI phảI bắt 2 tuyến xe bus mớI tớI nơI hẹn, rồI gặp cô bạn gáI ở đó, lạI bắt thêm 1 tuyến nữa mớI đến chỗ chơI. Lâu lâu xui xui, đến đIểm hẹn gần 1-2 tiếng mà không thấy bạn gáI đâu, lỡ về mà bạn gáI ra thì tộI ngườI ta, mà đứng chờ thì không biết sẽ chờ đến khi nào. ĐIện thoạI không có, mạng internet không có, mở túI xách ra, có đúng chai nước vớI quyển sách. Đọc sách chán chê thì lạI cầm chai nước lên, đọc công thức hóa học và các thành phần của chai nước.
Đó là những trảI nghiệm ‘vàng’ đó anh em ah, thờI đấy cần gì thiền hay chữa lành, ngồI yên chờ ai đó 1-2 tiếng mà không có bất kỳ thứ gì để nắm vào, để tiêu khiển đốt thờI gian thì anh em phảI ngồI ‘trò chuyện’ vớI chính mình mà thôI.
GửI một tin nhắn bây giờ tốn có nửa giây, chứ hồI đó, có lúc tôI phảI đạp xe lồI mắt mớI đến nhà bạn để nóI nhắn đúng 1 câu… vậy mà vừa đến nhà nó, mớI biết nó đI đâu mất tiêu rồI. Đạp xe thế thì hỏI sao cáI thân nó không tăng sức bền, chưa kể còn rèn sự kiên nhẫn.
TôI hay nóI vui,
Một xã hộI đang thiếu trầm trọng về cáI gì thì lạI hay nóI rất nhiều về cáI đó,
Vậy thì,
Một xã hộI hay nóI nhiều về đạo lý, làm giàu, và chữa lành thì có thể đang rất thiếu trầm trọng về…
Anh em tự đIền vào,
Nó là sự thật, ngườI ta hay để tâm vào cáI ngườI ta chưa có thôI,
Chứ có đủ rồI thì ít ai bàn tớI.
Quy chung, anh em nên cẩn trọng vớI sự ‘tiện nghi’ mà công nghệ hay môI trường sống đang mang lạI cho anh em, vì nó sẽ làm mất đI rất nhiều trảI nghiệm ‘offline’ mà lẽ ra anh em nên trảI qua.
Nếu cáI gì không giúp ít cho thân lực, tâm lực và trí lực của anh em thì phảI bình tâm xem xét lạI hết,
Còn ngườI đánh cắp trảI nghiệm tiếp theo, lạI chính là bố mẹ hay ngườI hay giúp đỡ anh em.
Cơ bản, ngườI càng thương anh em thì không bao giờ muốn anh em khổ cả,
Mà vì chính tâm lý đó, lạI vô tình đánh cắp đI rất nhiều trảI nghiệm lẽ ra từ nhỏ anh em nên được trảI qua, thương anh em nên gánh thay cho anh em gần hết.
Muốn anh em sống sướng nhưng vô tình lạI anh em ‘mỏng dòn’ đI,
TôI từng biên một bàI, ‘hãy để con mình được khổ, được mất mát đấy’, có những cáI khổ rất cần thiết mà bắt buộc phảI để con cáI được trảI qua, để tâm lực nó cứng cáp lên, thì ra đờI, nó không bỡ ngỡ.
Thể lực và tâm lực, của giớI trẻ ngày càng đI xuống dần,
Trí lực hay tuệ lực cũng mỏng dần đI, vì máy tính nó làm thay anh em rồI,
HồI lâu, có ngườI phỏng vấn bác elon m, hỏI bác lo đIều gì nhất cho nhân loạI, thì bác bảo là ‘trí tuệ nhân tạo’
Lo là vì, một ngày chúng ta không đủ ‘thông minh’ để kiểm soát chính công cụ do chính chúng ta tạo ra nữa,
Nó là ý này,
Ra đờI, có ngườI giúp anh em, gánh vác phụ anh em, nó tốt chứ, nhưng song song anh em phảI tâm niệm, là rồI sẽ có một ngày, tự tay mình phảI làm việc đó thôI, không ai giúp chúng ta suốt đờI được đâu, cũng như bố mẹ anh em không sống vớI anh em mãI được.
Công nghệ như lửa, biết dùng thì có cơm ăn, không biết dùng thì phỏng tay, mà đa phần là đang phỏng tay dần dần rất âm thầm mà anh em chưa nhận ra.
Nghề chính của tôI bên đây là kỹ sư, nhưng trong tuần, cũng có 2-3 buổI tốI, tôI cũng hay lấy xe đI giao đồ ăn thông qua mấy cáI app, quất nguyên gia đình lên xe luôn. Nhiều lúc giao có 3-4 đơn hết hơn 2 tiếng, được tầm 30 đô mỹ, đỗ xăng cáI hết tiền luôn, có khi bù thêm, chưa kể khấu hao xe nữa.
NóI ra, tưởng tôI rãnh quá, thật ra láI cáI đó không phảI để kiếm tiền, mà để kiếm thêm ‘trảI nghiệm’, mà từ ngày tôI thành tàI xế giao đồ ăn, nó mở ra nhiều góc nhìn hay cho tôI lắm, hôm nào tôI biên riêng một bàI. Có đêm mưa gió, cầm cáI bánh kem, mà nhà khách nhận thì tút trên lầu 4, khu đó không có thang máy, tôI đI vòng vòng gần 20 phút mớI kiếm ra cáI nhà. NóI chung, đủ mọI tình huống để anh em học thêm.
Khi làm một việc mà thu nhập rất bấp bênh, tự nhiên tôI quý cáI công việc chính của mình hơn. Mà ngay trong cả nghề chính, lúc nào tôI cũng xung phong làm những dự án ‘khó’ nuốt nhất, vì cáI đó mớI giúp tôI trảI nghiệm sâu sắc hơn về nghề.
Nên anh em nhớ tự nhắc mình,
Con đường thoảI máI luôn là con đường đI xuống dốc hết,
Cheers,
Bác 7b
—-
Hình của wolfgang stiller
Trà Hương: Mình có ông chồng gia trưởng và thường xuyên sân, bia rượu nát nhòe, đến lúc chịu không nổi mình được một bạn gieo duyên đọc vài cuốn về đạo Phật, đọc xong mình bừng tỉnh và bắt đầu thực hành pháp, nhận ra mình có nhiều tính xấu và cần phải thay đổi, sửa sai, không soi chồng mà soi mình thôi, mỗi lần chồng cáu giận mình lại nhớ đến câu chuyện món quà của Đức Phật Thích Ca được nghe trong 11 bài thiền vipassana của thiền sư Goenka giảng mình tải trên Youtube về máy, hầu như ngày nào mình cũng nghe cả lúc nấu cơm, nghe rất nhiều bài của các nhà sư và thiền sư mà mình cảm thấy dễ hiểu, rồi dần dần mình hiểu ra nhiều điều. Sau 7 năm thực hành có bạn nói mình chị ơi chị viết bài về kinh nghiệm tu của chị đi, trong lúc mình viết bài thì ông xã bắt đầu tìm hiểu đạo Phật và bị cuốn luôn từ đó, càng nghe đọc ông càng say mê không dứt, nghe ngày nghe đêm và dần dần tính tình bắt đầu thay đổi. Cuộc sống của mình đã an ổn hơn trước. Những gì đã trải qua như một bài thi mình cần phải vượt qua, nhờ chồng mình mới học được chữ nhẫn, nhẫn không phải là chịu đựng đè nén mà nhẫn là mình không còn chấp họ nữa, mắng chửi thoải mái mình không động tâm thì tự nhiên họ không còn muốn mắng chửi mình nữa, món quà họ tặng mình không nhận và trả lại họ thì mình đâu còn phiền não. Kết luận là mình chỉ cần thay đổi sửa chữa mình thôi thì tự nhiên những người xung quanh sẽ cảm nhận được.
Tommy Pham: Hồi đi học e cũng dở nhất môn tập làm văn về phân tích tác phẩm. Kiểu đọc bài thơ bài văn phải có cảm xúc tuôn trào lai láng, mà e đọc mấy bài đó e tịt chả có tí cảm xúc nào cả. Khi thầy cô phân tích cái bài thơ bài văn đó nó hay ra sao rồi phản ánh cảm xúc thế nào e thấy chán thật sự. E chỉ thích viết văn nghị luận vì khi đó mình được viết cái suy nghĩ của mình chứ không phải cái cảm xúc tưởng tượng. Cảm ơn Bác vì bài chia sẻ ạ.
Hà Vũ: Không biết nên vui hay nên buồn vì quan điểm sống cháu đang hướng đến hầu hết đều giống với các bài viết chia sẻ của Bác! Cháu mạn phép ngỏ ý xin được đọc lại những bài viết trên blog này dành cho chính bản thân qua mỗi lần đọc thêm thấu tỏ, và cũng chia sẻ thêm cho những bạn hữu duyên khác! ^^ Mong bác lưu tâm
Quynh Đặng: Cái Q thứ ba để thành công sau IQ và EQ là AQ ( chỉ số vượt khó), tuy nhiên câu hỏi mà cha mẹ luôn struggle là tôi muốn con tôi giỏi ( thành công theo quan điểm xã hội) hay hạnh phúc ( theo quan điểm của nó). Tuỳ câu trả lời sẽ quyết định mức độ trải nghiệm mình muốn con mình trải qua thế nào. Còn thế hệ mình là bắt buộc phải trải nghiệm rồi.
Ngọc Thịnh: Sinh ra trong nghèo khó , thiếu thốn đủ đường nên khi đọc bài này thật sự thấy rất hay , cảm ơn bố mẹ đã nuôi dạy mình trong nghèo khó cực khổ để trân trọng hiện tại và cố gắng cho tương lai nhiều hơn , cảm ơn bác 7B