Lâu giờ chắc các feng nghe ra rả cụm thinking outside the box nhiều.
Cụm nghe rất hay rất ngầu rất cool, thể hiện sự cách tân phá cách sáng tạo các kiểu. Nói ra phát là cảm giác rất phê, phê kiểu trí thức ăn nói có chữ mà lại còn cách tân, rồi nói tiếng tây nữa, phà ơi sang miệng vl sang.
Cơ mà sau nhiều năm bị đời đập túi bụi tùi bui thì tôi thấy kiểu think outside the box này không phải muốn xài là xài. Hại vl ra nếu xài sai. Đặc biệt là khi feng ngu + có quyền – tài lực, sẽ là hại không kể xiết khi cứ hứng lên là think outside the box and WANT to do something new and nice.
(off tí. chắc có feng nghĩ sao ngu mà lại có quyền – tiền. Đôi khi thì đi lên không hoàn toàn là do ra ra việc, perform, cống hiến xuất sắc mà còn là do may mắn, xu nịnh, đầu thai chuẩn, hoặc hại người, chứ xã hội mà được sắp xếp kiểu độ ảnh hưởng phụ thuộc vào độ giỏi tài đức của mỗi cá nhân thì thiên hạ thái bình rồi).
Top những người nên think outside the box.
1 (và chỉ có 1 loại này thôi) là những người đã master với việc THINK – INSIDE the box.
Think inside the box nghe lạ hả. Lol, lạ là đúng rồi vì từ bé tới lớn chúng ta chỉ được dạy văn hoá tiếp nạp – nhận vào chứ không được dạy tiêu hoá – xả ra; chúng ta chỉ được dạy muốn nhìn ra ngoài – nhìn lên cao chứ không được dạy nhìn vào trong – nhìn xuống dưới; chúng ta chỉ được dạy về mặt hay mặt sáng chứ không được dạy về mặt xấu mặt tối của sự vật; chúng ta chỉ được dạy về hình tướng – vẻ ngoài chứ không được dạy về bản chất – kết cấu bên trong của sự vật.
Yeah. Tóm lại thì chúng ta được dạy là muốn gì thì cứ tìm kiếm ở “bên ngoài” chứ phần “bên trong” thì không thấy ai nói tới cả.
Lúc còn nhỏ thì yêu cầu từ cuộc sống tới mỗi chúng ta đều thấp. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ học hành là ngoan. Chấm hết. Cứ học giỏi điểm cao là xã hội – gia đình để cho ta yên. Cơ mà khi trưởng thành, và đặc biệt nếu bạn là đàn ông thì yêu cầu sẽ cực kỳ khắc nghiệt. Tôi xin nhấn mạnh là khắc nghiệt, và đặc biệt là khắc nghiệt nếu gia thế bạn từ trung bình trở xuống.
Cá nhân tôi thấy game đời, game kiếm ăn thì không khác game chiến tranh về bản chất là mấy, nếu loại bỏ yếu tố thương vong thì khá là giống nhau. Cũng đều là cạnh tranh, combat, đòi hỏi kỹ thuật, kỹ năng, trí tuệ và nếu sơ xảy thất bại thì sẽ bị “thịt”. Cái “thịt” của game kiếm ăn đời thì kiểu thất bại phá sản bị hành hạ về nội tâm – mức sống thấp, làm dead end job lương không đủ ăn, nhìn con cái không có điều kiện đổi đời mà lặp lại vòng lặp giống mình rồi thoái hóa dần về mặt trí tuệ và thể chất.
off tí về mặt thoái hóa. Dựa trên quan sát cá nhân của tôi thì tỷ lệ trẻ có vấn đề về mental mang tính bẩm sinh đang tăng chóng mặt. Mấy feng rảnh thì để ý nhóm trẻ mới sinh từ sau năm 2020 sẽ thấy có gì đó “lạ lạ” ở tụi này. Tụi trên 5 tuổi với thanh niên nát thì không nói, cơ mà bẩm sinh thì hơi vãi. quan sát cá nhân phiến diện thôi, ko có số liệu gì đâu.
quay lại thinking inside the box
Chơi đánh bài thì yếu tố tiên quyết nhất là hiểu cây bài của mình. Có con bài gì và những con bài này có thể được dùng như thế nào + phối hợp ra sao để phản ứng trước các con bài + chiến thuật chơi của người chơi khác.
Common sense đúng không. Đơn giản là vậy và chúng ta ai cũng dùng khi đánh bài cơ mà chúng ta lại không làm điều đó với game đời.
Đánh ván bài cuộc đời thì phần lớn chúng ta không nhìn coi chúng ta có con bài gì chứ đừng nói tới việc sắp xếp bài sao cho đẹp để chơi với đời. Làm sao phối hợp bài khi bạn còn không biết mình có lá bài gì.
Thế rồi mỗi khi đời ra bài thì chúng ta cứ thụ động chơi theo dòng của đời với cái thói quen tập tính -cảm tính. Giống đánh tiến lên thì bạn có tứ quý 4 và có thể chặt đôi heo nhưng bạn méo biết bạn có tứ quý 4, nó ra con 3 bích cái là bạn phang ngay con 4 vì bạn nghĩ lúc đó con 4 là hợp lý nhất, mấy con lớn để từ từ. phang con 4 đó xong là coi như bạn mất luôn tứ quý 4 với sức mạnh chặt đôi heo, ố dè.
Và có cái tục là khi chúng ta chơi game đời thì chúng ta méo thèm care bộ bài của mình mà toàn đi care coi bộ bài của người khác có gì và họ chơi như thế nào để mà mình phản ứng theo.
think inside the box gồm 2 yếu tố
1 . Know what is inside the box
bạn cần biết – NHẬN THỨC rõ bộ bài của mình
2 . think with things in the box
Nhận thức rõ con bài rồi thì phải vẽ ra chiến lược – chiến thuật chơi.
Có đôi heo thì ngon đó nhưng nếu nó có tứ quý hay 3 đôi thông thì phải coi chừng. Có tứ quý với 3 đôi thông thì cũng ngon đó cơ mà nó có 4 đôi thông thì cũng phải vui vẻ mà xé ra.
Bài mà rác quá thì cũng phải vui vẻ chấp nhận bình tĩnh mà đánh để ít bị thua nặng nhất. Bài mà hơi ổn ổn thì giả bộ lạnh lùng cun ngầu để tụi nó nghĩ mình có đồ để tụi nó sợ mà không dám ra heo, cho thúi cm nó luôn. Hay nếu bài quá đẹp thì phải phủ đầu treo cả làng để ăn trọn.
2.5 think outside the box (a little).
Tới đây thì bạn có thể think outside một ít. Kiểu bạn hiểu bài – biết chiến thuật đó cơ mà nó hơi khô và đôi khi nhiều khiếm khuyết. Giờ bạn nghĩ một chiến thuật khác DỰA TRÊN NHỮNG THỨ CÓ SẴN thì cái outsie the bõx nó mới work.
Ví dụ cờ bạc thế cho nó dễ hiểu vì nó gần gũi với mọi người chứ thực ra ngoài đời khó hơn (gấp trăm lần).
Think inside the box rất khó.
khó 1. Không ai dạy chúng ta về các lá bài cuộc đời. Toàn tự học – tự định nghĩa – tự chơi – không đúng – thua – đau – chơi lại – update định nghĩa đúng – hết thua. Các lá bài cuộc đời thì rất nhiều nhưng căn bản thì có nghề nghiệp – kỹ năng, gia đình, các mối quan hệ, tiền tài, gia thế, thời cuộc, nơi ở,…
Trong các lá bài này thì có 3 lá chính mà master cách dùng thì các lá khác sẽ hiện rõ hơn là thân – tâm – trí. Ngẫm chơi.
Khó 2. cho dùng chúng ta có biết – đã hiểu cách đọc bàibài thì chúng ta cũng méo dám nhìn thẳng vào bộ bài của mình vì phần lớn là thấy bài xấu tí là sợ, hay vì các nỗi đau chơi ngu mà xé bài đẹp thành bài rác mà chán méo (dám) nhìn lại bộ bài của mình. Cứ nghĩ con 4 con 5 là rác nên xả mà đâu biết rằng mình nắm trong tay tứ quý chặt đôi heo, buồn thay, huhu.
khó 3. Muốn đánh bài lên tay thì …phải chơi bài. Chúng ta khá ngu về việc đánh bài với đời. Nhưng vô thức chúng ta không ngu. Đời thì rất ghê nếu đánh bài thua nó (ai thua rồi hay ăn di chứng thu từ ông bà cha mẹ chắc hiểu rõ), vô thức biết rõ điều này nên nếu bạn không rành về các lá bài + cách đi bài thì vô thức nó sẽ tự cản bạn với nỗi sợ – phóng chiếu bằng sự thiếu tự tin, trì hoãn, rụt rè, nhát. Không dám chặt đôi heo vì KHÔNG BIẾT mình có 4 đôi thông hay 4 đôi thông của mình có xác xuất ăn tất cực cao chứ nếu BIẾT thì sức mấy mà không chặt. hahahaha.
Chính vì các cái khó này mà chúng ta không think inside the box mà mỗi khi cần gì thì toàn phải look outside the box – vì đó là cách duy nhất khi không có khả năng think inside the box.
——-
Một ý phụ về inside the box
Cá nhân tôi nghĩ thì chúng ta trở nên “mạnh” hơn mỗi khi chúng ta buộc phải use things inside the box. (chữ “mạnh” ở đây không giới hạn ở sức mạnh vật lý thể chất).
Dã thú có sức mạnh khi nào. Khi nó biết cách dùng móng vuốt, răng nanh, bộ hàm cho những cú cào, cú tát, cú cắn của nó.
Khi nào nó BUỘC phải dùng những thứ đó. Khi nó ĐÓI, phải tự ĐI SĂN hay BỊ ĐE DỌA dồn vào ĐƯỜNG CÙNG.
Khi không còn một thứ ngoại lai – outside the box để bám víu vào và bị cơn đói – sự nguy hiểm đe dọa thì dã thú mới trở nên mạnh mẽ khi nhớ lại răng nanh và móng vuốt của mình để được dùng để đi săn mồi và dã thú sẽ không còn là dã thú khi quên đi răng nanh – móng vuốt của mình.
Và có một cái khá ảo là khi quên đi răng nanh – móng vuốt để làm gì nhưng răng nanh móng vuốt vẫn ở đó thì bọn thú sẽ đi làm nail sơn móng vuốt đủ màu hay mài răng với hình thù quái dị để đọ đẳng cấp.
Và nếu quên đủ lâu và răng nanh móng vuốt của đời thú này bị thoái hóa mất sạch thì bọn này sẽ trở thành miếng mồi ngon cho những con dã thú còn nhớ răng nanh móng vuốt của mình được dùng để làm gì.
Và đoạn này thì không phải là nói về dã thú.
Art đẹp có theme hợp bài