Chap 2. Sự tương quan giữa khen ngu tôn vinh ngáo và chơi ngu và chấp mê bất ngộ.
Chap 1: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=265980561708713&id=103942814579156
Bonus thêm ít ý hại về tôn vinh hay nói bình dân hơn là khen. À, không phải thằng nào cũng sẽ vậy nha viết chung chung.
Khen với tôn vinh ngáo sai nó có thêm 2 cái hại.
1 . Làm thằng được khen ngày một lì hơn, chấp mê bất ngộ hơn, kiêu ngạo hơn. Được khen được tôn vinh phê không, phê, phê vkl ấy. Phê như chơi đồ luôn. Khi được khen thì não nó sẽ tiết chất thoả mãn vì vị thế trong cộng đồng được củng cố mạnh. Serotonin đầy người. Tôi có thể kiểm soát cuộc đời tôi, số phận tôi. Phê lòi.
À, cái khen này không phải là khen miệng không. Nó có nhiều hình thức lắm. Được likes share nhiều, được lên báo, được mấy em đứng xa xa lén nhìn trộm, là ánh mắt mấy thằng trai trẻ nhìn mình đầy tôn trọng. Và với dân làm kinh doanh thì lời khen lớn nhất là tiền lợi nhuận, sự ủng hộ và giới thiệu của khách hàng với dịch vụ của mình.
Và ở một mức nào đó thì sự tôn vinh, khen, sự công nhận nó khá tương đồng với nhau, và nó là một nhu cầu thiết yếu với con người luôn. Đặc biệt là tụi trai trẻ mới vào đời thì lời khen – sự công nhận của bậc cha chú là cái động lực khích lệ rất lớn để nó theo đuổi mục tiêu của nó. Chả có mục tiêu xịn nào dễ mà đạt được cả, cái nào cũng đòi hỏi tâm lực tài lực lớn vkl. Thế nên ngoài tiền bạc vốn liếng kiến thức thì chỉ cần một ánh mắt tán thưởng chân thật \”khá lắm con – em trai của ta\” là bọn trai trẻ có thêm sự động viên đi tiếp. Nhưng bậc cha chú anh (có uy tín, vị thế, charisma) mà lắc đầu tặc lưỡi khi nhìn một th trai trẻ thì sẽ gây khủng hoảng cho nó vkl. Hôm nào viết kỹ hơn về tiền bối với hậu bối vậy.
Quay lại ý chấp mê bất ngộ. Cái tôi của mỗi người rất thích sự tán dương. Vì khi được tán dương cái tôi sẽ nghĩ mình đang làm tốt, chơi game thuận đạo. Đây là chuyện bình thường và tốt đẹp NHƯNG CHỈ KHI VÀ KHI sự tán dương này được thực hiện đúng đắn với những game được thiết kế đúng đắn.
Cơ chế đúng đắn sao thì tôi không biết. Nhưng tôi sẽ dùng phương pháp luận phủ định để nêu cơ chế không đúng đắn để khắc hoạ ý này.
Vài cơ chế không đúng đắn.
Những chương trình phi giáo dục nhưng tự nhận mình là ủng hộ giáo dục. Mấy show này tái định hình trí tuệ theo những cách méo mó, phi thực tế. Cái hại thì viết nhiều rồi nhưng với những đứa chơi thì nó sẽ tạo ra chấp niệm rằng phải truy cầu trí tuệ đúng format của chương trình thì mới là con đường đúng đắn.
Vì sao nó cho rằng điều đó là đúng đắn, vì nó được KHEN. cả nhà cả họ bu cả huyện bu vào khen cái thành tích ảo. Rồi nó sẽ đi đường mọt sách ngáo chữ để được khen tiếp. Rồi nếu có cao nhân lại gõ đầu nó bảo cháu ơi cháu lầm đường rồi, cháu đi vầy là sai. Dám nó còn diz lại cao nhân, có cl ý, cút đi cho đẹp trời.Thấy hại chưa.
Những cộng đồng sida với những giá trị sida. Thời hiện đại sướng cái là có mạng ảo và cộng đồng ảo.
Sướng sao? Sướng vầy nè mấy koo. Loser ngoài đời thì tụ lên mạng ảo lập cộng đồng cổ súy thứ mình chơi, đứa nào chơi giỏi thì có số má. Từ đó ta có những bang hội từ cancer tới cancer vkl. Đơn cử như bang chill cần cỏ nấm, đứa nào chơi giỏi với \”ngộ\” mạnh thì có số má rồi được tôn làm bang chủ. Trai trẻ như tấm chiếu mới chưa có hệ giá trị chuẩn mà bị lậm mấy cái quy chuẩn của lsd – cần – nấm hội thì đời dễ banh. Đang lơ ngơ không biết \”to be nấm, or not to be nấm\” thì lịt pẹ gặp hội 100k mem nói nấm là chân lý. Đù má chơi giác ngộ chơi khôn ra thì ngại gì không chơi. Rồi chơi xong bắt đầu nói về vũ trụ nhân sinh số phận deep quá, được bấm like nhiều quá. Được khen giác ngộ dữ quá. Phê. Càng chơi càng lậm.
Hay bình dân đời thực hơn thì có môn ăn nhậu với giá trị được tôn vinh là tửu lượng. Uống nhiều 20 lon mới là hảo hán sức mạnh phi thường. Rồi uống cạn chén 100% với nhau mới là tôn trọng nhau. Rồi phải uống tới ngáo ngu rồi làm trò con bò phá làng phá xóm thì mới được coi là dân chơi.
Nói dân chơi thì ta có tiếp band rây xing boy với cái kiểu nẹt bô phóng ẩu rất đáng cầm cây xà beng nện vào đầu. Ai đời xóm nhỏ con nít người già mà tiếng bô nó pẹt nghe muốnbể đầu xong phóng 40km/h.
Thế mà nó vẫn làm đấy, vì sao, vì vẫn có đứa tôn vinh nó và coi nó là cun ngầu. Thử cả làng anh em của nó quay qua bảo: Ôi dm chỉ có bọn loser thất bại ngoài đời mới dùng cách này để thể hiện, chứ winner thì sau khi đi làm về thì phụ giúp gia đình việc nhà rồi lấy sách ra đọc (đoạn này là chuyện cổ tích thần tiên tôi tưởng tượng). Thiệt, cỡ bạn bè nó mà nói vậy thì sẽ đỡ biết bao cái chướng cho bao gia đình.
Rồi rap bẩn, đồ chơi bẩn, tư tưởng sida… Đầy.
Con người ta đôi khi sống không phảu chỉ bằng cơm gạo mà còn bằng sĩ diện với sự công nhận. Với nhiều đứa bầy đàn định lực yếu, tinh thần mong manh thì việc bị loại khỏi đàn chẳng khác chi xoá bỏ cái tôi, xoá bỏ danh tính aka khai tử về mặt tinh thần. Thời cổ thì khai trừ khỏi đàn đồng nghĩa với cái chết vật lý. Thời này thì cơ chế bầy đàn không còn nhưng con người vẫn cầy bầy đàn. Bầy đàn thời nay thì không nhất thiết thoả mãn nhu cầu về cơm áo (vẫn có hội về kinh tế nhưng highclass lắm, ra tiền thì phải khôn thì mới hợp tác ra tiền rồi, bài này không dành cho nhóm này), mà bầy đàn thời nay thoả mãn nhu cầu về tinh thần là chính. Ở bầy đàn – hội nhóm thời nay thì ta có thể tìm thấy nơi ta thuộc về và cho ta CẢM THẤY rằng ta vẫn đang sống chứ không phải chỉ là tồn tại.
Cơ mà có bầy đàn – hội nhóm thuận cho tiến hoá, cũng có bầy đàn hội nhóm lại thiên về thoái hoá. Thế nên không phải cứ đông nghe hay được khen là tốt. Thế nên feng theo cái gì thì nên dành độ 30% nghi ngờ phản biện cái mình theo để có cái nhìn đúng đắn. Đừng hoàn toàn đặt trọn niềm tin vào một thứ.
Nói chung thì còn đứa khen ngu – tôn vinh ngáo thì còn đứa chơi ngu chơi ngáo. Và nên chọn đúng bầy đàn hội nhóm cho mình. Và cẩn thận với những lời khen và sự tôn vinh ngáo.
Một cái đầu không có gì vẫn hơn một cái đầu đầy rác.
Và thà không có quy chuẩn giá trị nào vẫn hơn là có những quy chuẩn giá trị ngáo (núp bóng minh triết).