Cre: sang do
Nhắc lại warning, những bài này là ngọn, ko hiểu cái gốc mà lo áp dụng cái ngọn thì hại nhiều hơn lợi.
Đọc cho biết và suy nghĩ, thấy đúng và hợp mới nên áp dụng
Con người là động vật ăn tạp, ăn gì cũng được. Mỗi người thích nghi với một chế độ dinh dưỡng riêng tùy theo cơ địa và môi trường. Khoa học dinh dưỡng vẫn còn rất mơ hồ, bởi vì khoa học vẫn chưa thể hiểu hết về cơ thể con người. Ví dụ điển hình là vài năm gần đây người ta mới bắt đầu công nhận tầm quan trọng của microbiome (hệ sinh thái khuẩn trong ruột). Chế độ dinh dưỡng nào thích hợp với bạn nhất thì chỉ có bạn biết. Vấn đề là nếu bạn thay đổi chế độ thì cơ thể cần thời gian để thích nghi với chế độ mới. Ở quy mô nhỏ thì cơ thể bạn có khả năng xử lý cơm mẹ nấu rất tốt; lớn lên đi làm xa, ăn cơm người khác nấu thì lúc đầu thấy lạ và có thể mệt, nhưng sau 1 thời gian cũng quen. Ở quy mô lớn hơn 1 tí, Cơ thể con người xưa nay đã thích nghi với việc xử lý organic whole foods. Với sự phát triển của processed industrial food, bức tranh bị biến dạng; bạn có thể vẫn ăn cùng 1 thứ nhưng giá trị dinh dưỡng lại khác organic whole food. Những thay đổi lớn trong chế độ dinh dưỡng là gì và nó ảnh hưởng tới bạn như thế nào?.
Đường (refined sugars)
Supplements
Nhắc lại ở bài 1-0, tế bào ko có receptors tương ứng với 1 chất nào đó, thì chất đó ko vào đc tế bào, ko trực tiếp ảnh hưởng tới tế bào (nó có thể gián tiếp ảnh hưởng bằng cách tương tác/phản ứng với những chất có thể vào tế bào). Từ xưa, con người chỉ có organic whole food; con người nếu muốn có khả năng hấp thụ 1 chất gì đó từ whole food, thì trước tiên con người phải phát triển khả năng/program xử lý whole food đó thành những chất mà mình cần.
Giả sử chuỗi phản ứng là A → B → C → D. A là nguyên liệu thô từ whole food, D là chất tế bào cần; trong quá trình tiến hóa thì cơ thể đã phát triển những programs (các enzymes, hệ thống microbiomes, …) cần thiết để xử lý B và C. ví dụ là khả năng xử lý/tiêu hóa sữa và lactose của người châu á vs người châu âu. ví dụ khác, bạn ko có khả năng xử lý chất xơ, nhưng bạn có hệ thống vi khuẩn trong ruột có khả năng tiêu hóa chất xơ, và sản xuất những chất bạn cần. Đây là sự cộng sinh, bạn và khuẩn ruột đều có lợi. Bò, gấu trúc, koala… là những ví dụ về việc phát triển hệ microbiomes, tốt đến nỗi nếu ko có khuẩn ruột (và họng ở bò) thì những con vật này sẽ ko thể sống vì chúng ko có khả năng xử lý thực vật thành những chất căn bản cần thiết. Con người thông minh, nếu bạn ko thích ăn rau củ quả, ko sao, bạn có thể tổng hợp những chất trong phòng lab, khỏi cần ăn whole food; tạo ra trực tiếp D mà ko cần chuỗi A B C D.
Khi cơ thể ko sử dụng program gì trong thời gian dài thì nó sẽ loại bỏ program đó. Ví dụ như nếu bạn ko ăn rau trong thời gian dài thì khuẩn ruột chuyên xử lý rau của bạn sẽ rất yếu hoặc ko còn, sau này bạn có ăn rau cũng vô dụng. Bạn thay program path A B C D bằng program supplement từ phòng lab; lâu dần bạn sẽ bị lệ thuộc vào program supplement; nó trở thành tự nhiên mới. Điều này tốt hay xấu thì tùy, miễn là bạn vẫn cung cấp cho cơ thể những chất mình cần thì lo gì. Tuy nhiên, Sự lệ thuộc và thiếu lựa chọn là xấu, đừng như con gấu trúc trở lên lệ thuộc vào khuẩn ruột, phải dành thời gian (cả ngày) ăn hàng đống low nutrition food là tre trúc, ko làm được gì khác; trong khi nó có khả năng đi săn và tiêu hóa thịt như các loài gấu khác. Nếu có loài động vật nào đáng bị tuyệt chủng thì đó là gấu trúc, thứ lười biếng ko sử dụng khả năng của mình mà để nó mai một. Nhắc lại là những program ko xài thì sẽ bị xóa. Program path A BC D từ whole food tới chất cần thiết là program đáng tin vì nó đã được kiểm chứng bởi quá trình tiến hóa; program supplement thì là program mới đc sinh ra nhờ sự phát triển của khoa học; bạn chính là chuột bạch để kiểm chứng hiệu quả của nó. Nên nhớ bức tranh tổng thể rất phức tạp, 1 thay đổi nhỏ có thể thay đổi cả bức tranh, vấn đề là tầm nhìn của bạn ở đâu; có biết bức tranh trở nên đẹp hay xấu hơn.
Risk là gì?
Organic whole food có lẽ đã khó kiếm trong thời đại này; bạn phải ăn processed industrial food thì bạn sẽ thiếu chất; program supplement ở đây lại thành 1 sự thích nghi cần thiết cho sự sinh tồn. Ví dụ, thịt công nghiệp có tỉ lệ omega-3 fatty acid thấp, trong khi omega-6 cao; tự google đặc tính của omega-3 và 6; ăn nhiều thịt công nghiệp thì dễ bị inflammation; để bù lại thì bạn phải dùng supplement như dầu cá để bổ sung omega-3. Thịt bò ăn cỏ tự nhiên thì có tỉ lệ omega-3 và 6 chuẩn hơn. Hay như việc nếu bạn săn bắt hay tự nuôi thú, bạn (và cộng đồng của bạn) consume nguyên 1 con vật, các bộ phận có các loại proteins đặc biệt mà bạn cần; ví dụ như tủy xương. Khi bạn mua thịt ngoài chợ thì bạn chỉ ăn được 1 phần thịt, có thể bạn có đủ một số loại proteins để nuôi cơ; nhưng lâu ngày bạn ko ăn xương sụn thì bạn thiếu chondroitin và glucosamine; bạn ko đủ nguyên liệu để xây dựng xương khớp, dễ gây đau khớp và viêm xương; thế là bạn phải dùng supplements.
Chốt lại là nên có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên biết nguồn thức ăn của mình từ đâu. Nếu thấy suy nhược thì nên xét lại lối sống của mình trước. Supplements nên là lựa chọn sau cùng.
Sách của George Oshawa tuy có mang tính pseudoscience, nhưng điều này có thể do science chưa bắt kịp với tầm nhìn phương đông; hoặc mainstream science bị chi phối bởi thế lực nào đó mà ko ủng hộ George Oshawa. Tuy mình ko hoàn toàn tán thành, nhưng dù sao thì sách của ổng cũng nên đọc, những lời khuyên nhỏ trong sách như nên ăn ít đường, đừng sợ muối,… đều đang dc chứng minh là đúng, trong khi chế độ ăn của người phương tây chục năm qua đầy đồ ngọt (soda, high fructose syrup) và kiêng muối đã và đang gây ra gánh nặng cho ngành y tế trên cả 2 phương diện vật chất lẫn tinh thần. Oshawa có nhắc tới một khái niệm rất ảo đó là biological transmutation; khả năng chuyển hóa nguyên tố này sang nguyên tố khác. Theo vật lý và hóa học hiện đại thì để chuyển 1 nguyên tử của nguyên tố này sang nguyên tố khác, ví dụ như K+ + H+ → Ca2+ thì cần 1 lượng năng lượng cực lớn; cơ thể sinh vật ko thể nào làm việc như 1 lò hạt nhân được; nên biological transmutation là bất khả thi. Tuy nhiên, sự sống và consciousness là thứ bí ẩn nhất; khó mà nói George Oshawa đúng hay sai. Thêm vào đó, ko có researches nào bác bỏ biological transmutations (lặp lại thí nghiệm của Oshawa, ít nhất để kiểm tra kết quả), khoa học hiện đại đơn giản chỉ lờ đi khái niệm này (hay họ ko muốn cho dân đen biết sự thật?). Những ví dụ về thể năng của con người như người tarahumara hay những nhà sư Tendai ở núi Hiei (google Kaihogyo, họ chỉ ăn cơm, húp soup miso, uống trà, mà đủ sức đi/chạy 30 km mỗi ngày trong 100 ngày liền, full training thì kéo dài 7 năm, càng ngày càng khó); cho thấy con người có thể hoạt động tốt với dinh dưỡng cực kì eo hẹp. Như đã nói ở bài giới thiệu, program bạn xịn thì bạn ko cần nhiều input để giải quyết vấn đề. Sai lầm của phương tây là cải tạo tự nhiên mà ko biết tổng thể bức tranh, thay vì giải quyết vấn đề bằng cách cải thiện bản thân thì lại hướng ra cải thiện môi trường; trông dễ hơn nhưng vì ko nhìn thấy tổng thể nên risks cũng cao hơn; thay vì sửa cái gốc thì lại lo chỉnh cái ngọn. Chỉ những việc như việc ăn trong chánh niệm, cảm giác biết ơn khi ăn, nhai kĩ đã giúp bạn kích thích những chuỗi phản ứng và giúp bạn hấp thu chất tốt hơn; nếu bạn có thừa mứa thức ăn nhưng ko có những practices này thì bạn cũng ko tiêu hóa hết đc những thứ bạn ăn, thức ăn đó lại trở thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Thuốc
Một ví dụ khác về xu hướng tìm easy fix của phương tây mà ko chú trọng tới cái gốc.
Ví dụ bạn bị đau khớp (do bạn ko ăn đủ nước hầm xương tủy sụn, do bạn bị stressed, bạn ko vận động, quay tay quá nhiều…). Thay vì nhìn lại programs của mình đang chạy sai chỗ nào, thay vì cải thiện bản thân, lấy lại cân bằng tự nhiên; thì bạn đi tìm easy fix là nốc một đống anti-inflammatory drugs như ibuprofen hay thuốc giảm đau như tylenol. Cơn đau có thể được làm dịu, nhưng sau đó sẽ quay trở lại, bởi vì bạn lo trị cơn đau chứ ko trị nguyên nhân cơn đau. Ngoài ra khi bạn nốc thuốc thì bạn đang tập cho cơ thể ko sử dụng những programs sẵn có của nó trong việc chống inflammatory. Nên nhớ những chất tế bào có thể tiếp nhận là do chúng đã được xử lý hoặc sản xuất bởi cơ thể. Cơ thể bạn là một cỗ máy chế thuốc từ whole food. Ko có bệnh, chỉ có sự mất cân bằng tự nhiên.
Ví dụ khác nữa là bệnh mất tập trung và tăng động (attention deficit hyperactivity disorder, ADHD), Ai đi học ở Mỹ sẽ biết, cấp 1 2 3 ở mỹ cực kì dễ, bạn master (thực sự hiểu hoặc đủ thông minh để hiểu) toán lớp 9 ở Việt Nam thì bạn đã đủ trình để khỏi học toán cấp 3 ở Mỹ; dĩ nhiên chất lượng giáo dục Mỹ vẫn hơn vì người ta học 1 thực hành 1, có các môn học nghệ thuật âm nhạc nấu ăn… tự chọn, để học sinh có thể tiếp xúc và tìm ra năng khiếu/đam mê của mình. Lên tới đại học mới gọi là tập trung học chuyên môn 1 tí. Các sinh viên và người lao động Mỹ sau bao năm surfing, ko luyện directed thinking mà suốt ngày autopilot; khi phải tập trung tiếp thu gì đó thì chịu ko nổi. Họ đi khám và bác sĩ chẩn đoán họ bị ADHD một cách vô tội vạ; hoặc sinh viên xài lén thuốc lậu. https://hub.jhu.edu/2016/02/16/adderall-abuse-rising-young-adults/
Thuốc cho ADHD là adderall hoặc modafinil, giúp con người vào zone, tập trung để làm việc cần làm.
Adderall chính là amphetamine, ma túy đá là methamphetamine; nghe tên là đủ biết 2 thứ giống nhau như thế nào. Tác hại của lạm dụng thuốc thì google https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4497800/
Dĩ nhiên những người sinh ra bị ADHD thì ngoài dùng thuốc ra thì ko biết làm sao để giúp. Nhưng con người lười biếng, có não ko dùng để rồi mất khả năng tập trung và làm chủ chính mình, rồi lại phải dùng thuốc, từ đó lệ thuộc vào thuốc, thì có khác gì gấu trúc, đáng bị tuyệt chủng.