Ngoại hình quan trọng đến thế sao?
Dĩ nhiên là vậy, ngoại hình quan trọng vkl ra. Người có ngoại hình ưa nhìn cũng được chú ý hơn, được ưu ái hơn, một số công việc chỉ tuyển người có mã đẹp dù cho công việc ấy về bản chất có đòi hỏi về ngoại hình hay là không. Vẻ đẹp bề ngoài mang lại cho cá nhân (may mắn) sở hữu nó một sự tự tin, từ sự tự tin đó người ta lại càng thoải mái hơn, càng duyên dáng hơn, và lại càng có cơ hội được quý mến hơn, ít nhất là trên lý thuyết.
Tại sao con người sùng bái vẻ bề ngoài?
Nghĩ đơn giản thế này nhe, người có ngoại hình có được nhiều sự quan tâm ưu ái hơn, đơn giản vì trong sâu thẳm phần bản năng của con người, họ coi những ai có vẻ đẹp bề ngoài như thế là một cá thể “tốt” để duy trì nòi giống. Mấy anh trai cao to vạm vỡ mặt mày sáng lạng với mấy chị gái thân hình đầy đặn với gương mặt dễ thương duyên dáng, bao giờ cũng thu hút hơn, vì nếu anh em match với họ thì con cháu anh em sẽ có cơ hội mang theo điểm mạnh ngoại hình. Có thế thôi.
Vẻ bề ngoài không tạo nên giá trị con người, anh em chắc biết điều này, nhưng cách cư xử của phần đông con người ta đều theo hướng như thế. Sang nhà một người bà con lâu năm chưa gặp, người ta sẽ nhận xét về ngoại hình, gặp một người hoặc một nhóm mới, người ta cũng sẽ suy xét ngoại hình – vì hiểu được cặn kẽ một con người là rất khó, chúng ta thì lại rất lười, cho nên phần đông đều chấm điểm cũng như định hình luôn tính cách của một người nào đó ngay trong ấn tượng đầu tiên về ngoại hình.
Một số người, tuy không hiểu rõ được điều này, họ biết bản thân mình (với ngoại hình bắt mắt) nằm ở đâu trong bậc thang giá trị loài người. Điều này dẫn đến một sự phụ thuộc quá mức vào vẻ bề ngoài, hình thành cách ứng xử theo hướng đó, chọn bạn chơi cũng theo những tiêu chuẩn như vậy luôn. Cũng vì quá trau chuốt tóc tai, mặt mày, trang phục, họ bỏ quên đi những giá trị tinh thần và cảm xúc nằm bên trong, dẫn đến việc ngày càng lớn xác, ngày càng xinh đẹp hơn nhưng cách ứng xử đời thường không khác gì đứa trẻ.
Tinh thần lâu ngày không được bồi bổ, cảm xúc hiếm khi ổn định, thứ duy nhất để họ có thể bám chấp vào chính là chiếc mặt nạ mà họ trưng ra cho thiên hạ mỗi ngày, đi theo đó thèm khát sự công nhận ngoại lai. Anh em thấy nhiều em gái, trên profile của em không có gì ngoài xôi thịt, dăm ba câu thả thính rẻ tiền, vài ba bài share hài nhảm nhí trích ra từ Tóc tóc, lâu lâu có vài quyển sách self help chưa đọc hết, còn lại không có gì hơn nữa, vì đâu có gì khác để khoe ra ngoại trừ cặp đồi núi trụi cỏ với lớp biểu bì mịn sáng thơm tho? Đâu có gì nhiều để tự hào ngoài chính thân thể đó? Một góc nhìn mang tính tâm lý, vì nội tâm nghèo nàn nên phải được bù đắp lại bởi những tán tụng, tung hô từ ngoài kia, cho nên càng thấy thiếu hụt từ bên trong, lại càng muốn khoe thật nhiều ảnh, thật nhiều thứ hào nhoáng ra bên ngoài.
Nhưng vẫn xem đó là thứ gì quan trọng nhất trần đời, vì thu hút được quá nhiều sự chú ý (quá nhiều like và nhiều anh zai/em gái nhắn tin) cho nên tự định giá bản thân mình quá cao. Cộng thêm đó thói quen chơi bời với các ứng dụng giải trí rẻ tiền, đầu óc bây giờ không gì nhiều ngoài những điều rác rưởi.
Anh em nhìn thấy người ta vẻ bề ngoài như vậy, có vẻ cao sang, có vẻ sạch sẽ, có vẻ có khí chất (bắt nguồn từ thái độ khinh khỉnh ta đây, hoặc cố gồng sao cho thật kun ngầu) chứ một ngày của những người này té ra cũng đơn giản quá trời. Để mình kể cho nghe, họ cũng ăn uống ngủ nghỉ chơi bởi rồi đào thải chất cặn bã ra bên ngoài cũng giống như anh em thôi, nhưng họ hơn anh em một chỗ là họ làm những điều đó với sự mơ hồ và huyền ảo tột độ. Tại vì sao? Vì có bao giờ bỏ tay ra khỏi cái điện thoại được đâu? Sáng mở mắt là check noti, ngồi ăn cơm thì tay lướt web hài rồi cười he hẻ, NẾU CÓ học hành thì một mắt dán vào vở một mắt tia qua xem điện thoại có chợt sáng lên không, nếu xui thay mà có sáng lên một chút thì tại cái điện thoại ngăn trở con đường tu tập của ta. À dĩ nhiên đâu thể nhàm chán đến vậy, người ta còn có bạn bè, những con người cùng giá trị khác, ngày ngày hẹn hò với nhau, đi chơi các nơi nó mới gọi là thú chớ. Phố lên đèn thì bé lên đồ, cũng không hẳn là không rời điện thoại, để tránh tình trạng lệ thuộc quá mức, người ta còn đi chơi bời cà phê quán nhậu mà anh em, tới đó tụ họp bạn bè rồi thì mỗi đứa ơm mỗi cái điện thoại nhắn cho nhau, vui quá trời. Có gì hài hài thì đưa nhau xem, có gì không hài hài thì cùng nhau sân si nó sướng cái mồm chớ, tình thương mến thương nó phải như vậy. Với mấy đứa này “ngôi nhà” thiệt sự nằm ở đâu đó ngoài kia, quán bar quán nhậu quán cà phê gì đấy bốn bể đều là nhà, còn cái nhà ông bà già nó bỏ mồ hôi nước mắt ra dựng nên thì chỉ để cho nó ngủ part time ở đó từ 1 2h sáng đến 11h trưa thôi. Có khi nó đâu coi đó là nhà nữa, nhà gì mà mở mắt dậy có người càm ràm suốt, “gia đình” thật sự đâu nằm ở đây, “gia đình” thật sự với tụi nó phải phê pha mê ma đâu đó cùng những con người chí cốt kia.
Hình như đi hơi bị xa. Cá nhân tôi vẫn thấy ngoại hình là thứ vô cùng quan trọng, hên hên thì anh em đầu thai trúng gia đình mà ông bà già gen tốt, còn không may (như tôi) thì cũng không thể làm gì khác được ngoại trừ việc cải thiện để trở thành “mình” đẹp nhất có thể. Vì thú thật với anh em, ngoại hình sida nó hủy hoại sự tự tin của bản thân ghê gớm lắm, đôi khi nó dẫn đến cả cảm giác lạc lối, đánh rơi bản thân mình kia. Những trường hợp được đề cập ở trên chắc chắn chỉ là một phần đa số mà tôi thấy, vẫn có rất nhiều cá nhân ngoại lệ khác, chỉ là hôm nay hơi ngứa tay ngứa chân nên tôi mới biên ra bài thế này.
À, nói có vẻ sẽ thừa, vẻ đẹp và khí chất thực sự chỉ có được từ thời gian tu tập lâu dài thui anh em, tuổi tác càng tăng thì vẻ đẹp đó càng trở nên rõ nét, là sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến thức có được, sự minh mẫn vì biết cách giải trí, kinh nghiệm sống lâu năm và sau cùng là sức khỏe bền bỉ ở cái độ tuổi mà bạn bè đồng trang lứa đang ngày càng mau xuống hố, à không, xuống dốc. Vì sau cùng, một ngày nào đó, lớp biểu bì ngoài da phản bội chính bản thân mình, ít ra mình vẫn còn thứ gì đó khác để tự hào chứ nhỉ?