Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến 2 chữ ‘Niết bàn’ này, gần như tôi không reply lại cho bạn nào cả. Có vài trường hợp thấy tôi ‘seen’ cả tháng rồi nhưng không trả lời, chắc do nóng lòng quá nên các bạn xã một trận vào inbox page luôn. Ngôn từ không được dễ thương lắm, nhưng thực chất tôi chỉ chờ đợi lúc các bạn xã ra như thế thôi.
Vì lúc đấy là thời điểm tuyệt vời để tôi nói về 2 chữ ‘Niết bàn’ này. Tôi chờ các bạn nói cho đã xong, rồi tôi mới bắt đầu reply.
Đôi lúc chúng ta không cần định nghĩa hay diễn giải ‘niết bàn’ là gì, nó như thế nào; mà có một cách hay hơn là ta đặt câu hỏi ngược lại hoặc trải nghiệm cái vế tương phản:
Vậy ‘không niết bàn’ là gì? cảm giác của ‘không niết bàn’ là như thế nào?
Những cảm xúc anh em vừa xã ra khi không nhận được câu trả lời từ tôi, đó là cảm xúc sân hận từ việc tham cầu lời giải đáp nhưng không được đáp ứng. Tâm tham sân đấy nó kiểm soát tâm trí và cảm xúc của ae, đấy là lúc ae không có ‘niết bàn’, hay tôi hay gọi là trạng trái ‘không niết bàn’.
Khi còn sự bám chấp và kỳ vọng mọi thứ diễn ra theo ý mình thì chúng ta sẽ luôn trong trạng thái ‘không niết bàn’. Còn ngược lại, thì đa phần chúng ta vẫn đang sống trong trạng thái ‘niết bàn’ đấy thôi, mà do chúng ta không nhận ra.
Vậy làm sao để sống trong trạng thái ‘niết bàn’ nhiều nhất có thể?
Tôi còn nhớ câu chuyện của một Bà Y Tá người Úc chuyên chăm sóc người Già ở viện dưỡng lão. Hơn 30 năm làm nghề, Bã đã chứng kiến vài ngàn bệnh nhân qua đời. Điều thú vị là ai trước khi chết, bã đều hỏi 1 câu:
“Điều gì khiến bạn tiếc nuối nhiều nhất trong cuộc đời này?”
Có người bảo, nếu trẻ lại, tao sẽ đi du lịch nhiều hơn…
Có người thì tao sẽ dành thời gian thật nhiều với người yêu thương tao.
v.v…
Rất nhiều câu trả lời trong suốt 30 năm của Bà y tá, nhưng đặc biệt có 1 câu được lập đi lập lại với tần suất hơn 70%, đó là:
“Tao ước gì tao dell quan tâm chuyện người ta nói !”
Hehe, câu trên là tôi nói, chứ câu của họ là
“Nếu tao trẻ lại, tao sẽ bớt quan tâm chuyện ai nói gì về tao; và tao sẽ sống cho tao nhiều hơn! Đặc biệt, tao sẽ nói ra những cảm xúc của mình, chứ không chịu đựng và đè nén nó nhiều nữa!”
Dell quan tâm,
Dân bựa gọi là “zít cặc”,
Còn nhà Phật gọi là “phá chấp”
Bố dell quan tâm, nghĩa là bố dell chấp,
Mà không chấp, là không phiền não, là niết bàn.
Vậy đa phần chúng ta gần chết thì mới nhận ra được chân lý tối thượng này. Sống gần hết một đời người chỉ loay hoay suốt ngày xem người khác có yêu hay ghét mình không. Tâm con người nó nhọc nhằn và phóng dật như thế đấy ae ah.
Trên đời này thường có 3 việc:
Việc của mình, việc của người, và việc của ông Trời (vũ trụ)
Tuy nhiên, chúng ta thường mất đi ‘niết bàn’ hay phiền não là do:
Việc của mình thì không lo,
Việc của người khác thì xen vào,
Rồi lo luôn cả việc của ông Trời.
Anh em thân mến, nếu ae google hai chữ ‘niết bàn’, rồi đọc hết các tài liệu, bài viết và tra cứu hết tam tạng kinh điển của nhà Phật thì ae chỉ ong hết cả não. Do đó, tôi dùng ngôn ngữ đời thường để ae dễ nhớ, dễ áp dụng, chứ không ma mị ae làm gì.
Niết bàn là trạng thái không có bất kỳ phiền não nào hay không có sự chống đối nào đang diễn ra trong tâm. Đơn giản thế thôi, không phức tạp hay huyền bí như người đời ca tụng. Rồi ae chỉ cần nhớ câu thần chú “bố dell quan tâm” chính là chìa khoá.
Dell quan tâm không phải là thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc đời.
Dell quan tâm chính là ‘phá chấp’, bớt kỳ vọng mọi thứ diễn ra theo ý mình.
Dell quan tâm chính là, mình vẫn sống giữa cuộc đời bộn bề này, nhưng đừng để nó làm phiền trái tim mình.
Cứ yêu thương cuộc đời hết lòng nhưng đừng bắt nó phải theo ý mình, nhớ đấy ae ơi.
Cheers,
Bác 7B
Tôi đang mặc chiếc áo khoác có họa tiết đặc trưng của người Da Đỏ Navajo. Mấy họa tiết này kèm phối màu đều là những mẫu hình học thiêng liêng, có tần số rung động cao.