Trong bài giảng này, chúng ta sẽ tìm hiểu khía cạnh luân lý của triết học Schopenhauer. Điều như ông đã nói, là:
“phần tranh luận tự tuyên bố bản thân nó là nghiêm trọng nhất, bởi nó liên can tới hành động của con người, vấn đề được mọi người quan tâm trực tiếp, và nó có thể xa lạ hoặc ko thờ ơ với bất kỳ điều gì.” (The World as Will and Representation)
Trong bài giảng đầu tiên của Serie 2 phần này, ta đã biết cách Schopenhauer nghĩ về vai trò của triết học như nào:
“Thể hiện bản chất thực sự của thế giới.”
Xây dựng trên ý tưởng của Immanuel Kant, ông đi đến kết luận rằng vũ trụ này chỉ là sự biểu lộ của một thế lực đơn lẻ nền tảng đặc trưng bởi sự vươn lên ko ngừng. Ông gọi điều này là bản chất nội tại của mọi thứ, mang tên ý chí hoặc ý chí sinh tồn (Will to live), bởi vì sự biểu lộ của nó trên thế giới trước hết hướng tới sự sinh tồn và nhân giống. Con người, giống như vạn vật khác, đều là biểu hiện của ý chí, điều này cho rằng con người, cũng giống như ý chí, được đặc trưng bởi sự vươn lên ko ngừng. Theo Schopenhauer, điều này có nghĩa bản chất của ta chính là dành cả ngày trời theo đuổi mục tiêu và mong muốn một cách điên cuồng. Kể cả khi các nhu cầu cơ bản được thỏa nguyện, ta ko thể thư giãn trong trạng thái bình yên và hạnh phúc, thay vào đó ta phải đi tìm các nhu cầu và mong muốn mới lạ để giữ ta trong trạng thái vươn lên điên cuồng.
Theo như Schopenhauer, điều giữ ta có động lực theo đuổi mong muốn và mục tiêu chính là niềm tin rằng sau khi thỏa mãn ham muốn và đạt được mục tiêu, ta sẽ loại bỏ nỗi đau khổ ra khỏi bản thân và đạt được hạnh phúc và sự mãn nguyện lâu dài.
“…hạnh phúc luôn nằm ở tương lai, nếu ko thì ở quá khứ, và hiện tại có thể được so sánh với một đám mây đen kịt nhỏ bé do gió thổi qua vùng đồng bằng nắng rọi; phía trước phía sau đám mây, mọi thứ đều sáng chói, chỉ riêng bản thân nó luôn phủ màu bóng đen.”
Mặc dù ta nghĩ rằng hạnh phúc chờ đợi ở tương lai, theo như Schopenhauer, một tương lai như thế sẽ ko bao giờ xảy ra và cho dù ta phấn đấu cực nhọc đến nhường nào, đám mây đen sẽ luôn bao phủ lấy ta.
“Mọi thứ trên đời tuyên bố rằng hạnh phúc trần tục đều có kết cục là sự vỡ mộng, hoặc bị nhận ra là một ảo vọng. Nền tảng của điều này nằm sâu thẳm trong bản chất mọi vật.”
Khi ta mong muốn điều gì hoặc thiết lập mục tiêu, ta làm điều đó bằng trạng thái thiếu thốn, muốn điều mình ko có. Ko có điều ta muốn ngụ ý rằng ta đang bất mãn với tình trạng hiện tại của mình. Điều này cũng hàm ý rằng ta đang chịu đựng nỗi đau khao khát một thứ gì đó ko phải của mình.
“Mọi sự quyết tâm đến từ cái thiếu thốn, khuyết sót, và vì thế bắt nguồn từ nỗi đau khổ.”
Có động lực trong hoàn cảnh ảo tưởng rằng một khi ta đạt được điều mình muốn, ta sẽ thỏa mãn với cuộc đời, ta cần cù siêng năng, bền chí và phấn đấu để vượt qua những trở ngại ngáng đường ta và mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khi ta đạt được những gì mình thèm muốn, Schopenhauer cho rằng ta sẽ ko trải nghiệm niềm vui mình mong đợi, thay vào đó, theo như Schopenhauer, chúng ta chỉ đơn thuần trải nghiệm cảm giác thất vọng sau khi giải thoát khỏi trạng thái đau khổ trước kia. Nói cách khác, cảm giác thỏa mãn khi đạt được một mục tiêu hay thỏa mãn ham muốn ko phải là điều tích cực mà là tiêu cực, nghĩa là, nó chỉ loại bỏ nỗi đau trước đó.
“Mọi sự thỏa mãn, hay điều ta thường gọi là hạnh phúc, thực sự và về căn bản luôn luôn tiêu cực và chưa bao giờ tích cực hoàn toàn. Nó ko phải một sự hài lòng tự thân đến với chúng ta lúc ban đầu, mà phải luôn là sự thỏa nguyện ham muốn… Do vậy, sự thỏa mãn hay hài lòng chưa bao giờ là một sự giải phóng khỏi nỗi đau, khỏi trắc trở.”
Ko đạt được sự hạnh phúc và niềm vui lâu bền mà ta nghĩ sẽ xảy đến khi đạt được mục tiêu. Schopenhauer tuyên bố rằng tính mới lạ của việc giải thoát khỏi nỗi đau đi cùng với sự phấn đấu theo đuổi mục tiêu sẽ tan biến, và khi điều này xảy ra, một gánh nặng kinh hãi của sự chán chường sẽ lên ngôi. Ko còn mong muốn hay mục tiêu giữ ta trong trạng thái phấn đấu, ta bị tước mất niềm tin ảo tưởng hoặc an ủi rằng hạnh phúc đang đợi chờ và ta sẽ rơi vào cơn lo âu và tuyệt vọng.
“Do vậy, ta thấy hầu hết con người, an toàn tránh khỏi mong muốn và quan tâm, bây giờ lại là một gánh nặng cho chính bản thân, sau khi hoàn toàn rũ bỏ mọi gánh nặng khác. Họ coi đó là lợi lộc mỗi giờ đã trải qua, và vì lý do đó mọi sự khấu trừ từ chính cuộc đời này, mà duy trì càng lâu càng tốt cho đến lúc đó chính là mục tiêu của mọi gắng sức. Sự chán chường chẳng có ngoài một điều xấu bị xem nhẹ; sau cùng nó diễn tả vẻ tuyệt vọng thật sự.”
Cách duy nhất để thoát khỏi gánh nặng nhàm chán đầy tuyệt vọng chính là chọn mục tiêu mới và lần nữa giả dụ niềm tin ảo tưởng rằng việc có thành tựu sẽ mang đến cho ta hạnh phúc lâu dài, và do vậy cuộc sống của con người, bị lệ thuộc vào ý chí bên trong, một thế lực vô độ và tham tàn ở bản chất vạn vật. Nói về ý chí, Schopenhauer đã viết:
“…ham muốn của nó ko giới hạn, nó tự nhận là ko bao giờ mỏi mệt, và mỗi ham muốn được thỏa mãn sinh ra một ham muốn mới. Ko có sự thỏa mãn khả thi nào trên thế gian này có thể đủ để lắng đi cái thèm muốn của nó, đặt một mục tiêu cuối cùng cho sự đòi hỏi của nó, và lấp đầy hố sâu ko đáy đến từ tâm can.”
Nếu cái nhìn về sự sống con người này ko đủ bi quan, Schopenhauer nghĩ rằng còn một sự thật cuối cùng đóng dấu bi kịch cho sự sống con người. Bởi lẽ, ko như mọi loài động vật khác bị lệ thuộc vào khoảnh khắc hiện tại, chúng ta nhận thức được điều sẽ chờ đợi ta sau cuộc đời phấn đấu sầu khổ, đau đớn và chán chường này chính là sự hủy diệt hoàn toàn bản thể cá nhân.
“Bản thân cuộc đời là một vùng biển đầy đá và xoáy nước mà con người phải tránh né bằng sự thận trọng và chú ý cao độ nhất, dù họ biết rằng, kể cả khi mình đã vật lộn thành công để vượt qua bằng mọi nỗ lực và khéo léo, ở mỗi bước đi, họ lại đến gần hơn với nạn đắm tàu hoàn toàn, tuyệt đối, ko thể tránh khỏi và vô phương cứu chữa, thậm chí còn hướng thẳng tới nó, cụ thể là cái chết. Đây là mục đích cuối cùng của chuyến du hành mỏi mệt, và nó còn tệ hơn mọi tảng đá mà họ đã né tránh.”
Mặc dù Schopenhauer nghĩ rằng cuộc đời nói chung trở nên vô vọng vì sự thực rằng nó được lấp đầy bằng sự nhàm chán, đau khổ và kết thục trong cái chết, ông tin rằng những khoảnh khắc rõ ràng ngây ngất và cực kỳ ý nghĩa có thể thúc đẩy chúng ta từ trạng thái đau khổ bình thường sang trạng thái phước lành và bình yên tâm trí. Những trải nghiệm hưng phấn như vậy xuất hiện khi ta chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, một cảnh quan thiên nhiên hút hồn, hay một bản nhạc hoàn mỹ. Trong những khoảnh khắc đó, ý chí của ta giây lát ngừng ham muốn gắng sức và ta trở thành điều Schopenhauer gọi là, “những khán giả mất hứng thú.” Ta ko còn ham muốn, cần hay ước ao giằng xé con người mình, ta hoàn toàn tự do hấp thụ nhận thức cái đẹp thuần túy. Như Schopenhauer đã nói:
“Điều có thể được gọi là phần cao quý hơn của đời, niềm vui thuần túy nhất của nó, chỉ vì nó kéo ta ra khỏi sự tồn tại thực sự và biến ta thành những khán giả mất hứng thú với nó, chính là tri thức thuần khiết xa lạ với mọi sự bằng lòng, thích thú với cái đẹp đẽ, khoái cảm thực sự trong nghệ thuật.”
Những khoảnh khắc đó ngay cả với những người nhạy cảm nhất với cái đẹp chỉ kéo dài một khắc thoáng qua, sau đó con người phải quay lại trạng thái phấn đấu và đau khổ thông thường hoặc nói cách khác, trở nên phụ thuộc vào ý chí bên trong.
Trong trạng thái bị lệ thuộc vào ý chí bình thường này, Schopenhauer tuyên bố rằng tất cả chúng ta đều là “kẻ ích kỷ” (Egoist), nghĩa là, ta chỉ bận tâm tới lợi ích cá nhân của mình. Schopenhauer nghĩ rằng tính ích kỷ chính là tình trạng tự nhiên của mọi con người.
“Thế giới duy nhất mà mọi người thực sự làm quen và hiểu rõ được mang vào đầu với tư cách là một biểu trưng, và theo đó họ chính là trung tâm của thế giới. Do vậy, nhìn chung thì mọi người đều quay quanh bản thân; họ nhận thấy mình là kẻ nắm giữ và sở hữu mọi thực tại, và chẳng có gì quan trọng ngoài chính bản thân anh ta.”
Cho rằng ko có gì quan trọng ngoài bản thân ra, kẻ ích kỷ,
“sẵn lòng hủy diệt thế giới, để duy trì bản ngã chính mình, cái giọt nước trong đại dương, lâu hơn một chút.”
Tính ích kỷ đối với Schopenhauer, dù là một trạng thái tự nhiên, ko phải là trạng thái gây ra tính ghen tỵ, bởi kẻ ích kỷ hoàn toàn làm nô lệ cho ý chí và do vậy bị kết án phải sống trong một cuộc đời đau khổ hoặc khốn đốn khi theo đuổi mục tiêu hoặc bị quấy rầy bởi trạng thái chán chường ngập tràn tuyệt vọng. Schopenhauer tin rằng đại đa số con người sẽ sống và chết y như kẻ ích kỷ và chẳng bao giờ có được bất kỳ cảm giác bình yên nào. Mặc dù đã nói như vậy, nhưng ông nghĩ rằng một phần thiểu số có khả năng thoát khỏi trạng thái khốn khổ này bằng cách thực hiện điều ông gọi là.
“Con đường tới sự cứu chuộc.”
Những người có khả năng thoát khỏi trạng thái thống khổ của sự sống là những cá nhân đặc biệt bị thu hút bởi trải nghiệm hưng phấn khi đắm chìm trong cái đẹp thuần túy.
“…niềm vui thích bao đẹp, phần nhiều bao gồm sự thực rằng, khi ta bước vào trạng thái suy nghiệm thuần túy, trong khoảnh khắc ta được nhấc bổng vượt qua mọi sự bằng lòng, ham muốn và lo lắng; có thể nói, ta tự loại bỏ chính mình… Và ta biết rằng những khoảnh khắc này là điều vui sướng nhất mà ta trải qua khi được thoát khỏi áp lực dữ dội của ý chí, ta nổi bật từ bầu không khí nặng trĩu của trái đất y như nó. Từ điều này, ta có thể suy ra rằng cuộc đời của một người mang ý chí tĩnh lặng ko chỉ vài khắc, giống như khi tận hưởng cái đẹp, mà là vĩnh viễn, thực sự hoàn toàn bị dập tắt may mắn đến nhường nào.”
Những cá nhân mong mỏi câm lặng ý chí ko chỉ vài khắc mà là vĩnh viễn, phải có được tri thức về bản chất thực sự của ý chí và theo đó là thế giới nói chung. Để có được kiến thức như vậy, con người phải dùng khả năng trí tuệ của mình, điều làm cho con người có khả năng suy nghĩ trừu tượng. Tuy nhiên, theo như Schopenhauer, tri thức phát triển ko phải để nắm bắt chân lý, mà là để tạo ra những phương tiện thỏa mãn ham muốn cơ bản cúa ý chí, cụ thể là sự nuôi dưỡng và nhân giống. Do vậy, ở một cá nhân bình thường, trí tuệ chính là nô lệ của ý chí và ko thể phá vỡ xiềng xích và đạt được tri thức về bản chất thực của thế giới.
“Từ ban đầu, trí tuệ chính là một kẻ làm thuê được giao cho một nhiệm vụ sầu não mà ở đó, người chủ nhân đòi hỏi quá quắt, mang tên ý chí, sẽ giữ cho nó bận bịu từ sáng tới khuya.”
Điều này có nghĩa rằng nhiệm vụ đạt được tri thức về bản chất thực của thế giới, để câm lặng ý chí, chính là công việc phù hợp cho kẻ thiên tài. Một người mang trí tuệ quyền lực đến nỗi có thể thoát khỏi cảnh phục dịch và tìm kiếm tri thức tách rời khỏi ham muốn và nhu cầu của ý chí. Thiên tài là một bộ óc ko kiên trung với định mệnh của nó, Schopenhauer đã viết hoặc nói cách khác:
“Trong khi đối với một người bình thường, khả năng tri thức chính là ngọn đèn soi sáng đường của anh, thì đối với thiên tài, nó là mặt trời soi rọi thế giới.”
Khi tìm kiếm tri thức về bản chất thực của thế giới, Schopenhauer nghĩ rằng thiên tài sẽ đạt đến minh triết rằng mọi con người về mặt bản chất đều là “một”, bởi vì tất cả là sự thể hiện của ý chí. Khi nắm rõ điều này ko chỉ đơn thuần là đầy trừu tượng mà là bằng toàn bộ con người của mình, Shopenhauer nghĩ rằng một cá nhân như vậy sẽ đạt được trạng thái trắc ẩn, nhận ra rằng anh ta là một với mọi sinh vật sống khác, anh ta sẽ đồng cảm với nỗi đau khổ và quằn quại của thế giới.
“Một người như vậy nhận ra nội tâm và bản ngã thực sự của chính mình trong từng chúng sinh, cũng phải xem nỗi đau khổ vô tận của mọi sinh vật sống như của riêng mình, và do đó phải chịu trách nhiệm gánh lấy nỗi đau của toàn thế giới.”
Với nỗi đau của toàn thế giới bóp chặt lấy trái tim, một cá nhân động lòng trắc ẩn cố gắng làm dịu nỗi đau của người khác càng nhiều càng tốt, tuy nhiên, sớm thôi anh sẽ hiểu rằng dù mình cố gắng như thế nào đi nữa, hành động của anh ấy là điều vô ích. Mọi chúng sinh là biểu lộ của ý chí, cái thế lực ma quỷ và tham lam vô độ nằm ở bản chất cốt lõi của mọi thứ và do vậy, miễn là cuộc sống hiện hữu, nỗi đau khổ cũng sẽ vậy.
“Đau khổ là điều cần thiết cho cuộc đời, và do vậy nó ko ùa vào chúng ta từ bên ngoài, nhưng mọi người đều mang trong mình nguồn cội bất diệt của nó.”
Hiểu được nỗ lực ko ngừng nghỉ để khai trừ nỗi đau khổ chẳng đạt được gì ngoài việc thay đổi hình thái của nó, một cá nhân trắc ẩn thấu rõ tính vô ích của việc cố gắng làm dịu nỗi đau của người khác. Điều này dẫn tới một sự thù ghét tăng dần đối với ý chí, nguồn gốc của những tiếng gào khóc uất hận và thống khổ đến từ thế giới.
“Thương người như thể thương thân và làm nhiều hơn cho người khác như cách anh làm cho bản thân mình ko còn đủ thích đáng nữa; thay vào đó, một sự ghê tởm trỗi dậy trong anh…hướng tới ý chí sinh tồn, bản chất và cốt lõi của thế giới được công nhận là tràn ngập sầu não.”
Sự uất hận của anh ta hướng tới biểu lộ của ý chí gần gũi nhất với chính mình, con người anh bắt đầu dấn thân vào chủ nghĩa khổ hạnh và theo đó từ chối thỏa nguyện ham muốn và ko còn theo đuổi những cám dỗ của thế giới. Bởi vì một trong những ham muốn nền tảng của ý chí là mong muốn sinh sản và thỏa mãn tình dục, do đó, anh ta trước hết tự thân từ chối bất kỳ thỏa mãn tình dục nào.
“Tính giản dị tự nguyện và hoàn toàn chính là bước đầu tiên của chủ nghĩa khổ hạnh hoặc sự phủ nhận ý chí sinh tồn.”
Sau khi dâng hiến hết mình cho sự giản dị, anh ta nói ko với mọi ham muốn trước kia giữ anh trong trạng thái gắng sức và anh mang một thái độ thờ ơ hoàn toàn với mọi thứ.
“Ko còn gì có thể quấy rầy hoặc làm anh ta sợ nữa, ko gì có thể xê dịch anh ta; bởi anh đã cắt đứt hàng ngàn sợi dây tơ bằng lòng vốn ràng buộc ta với thế giới này và cũng như sự thèm muốn, sợ hãi, ghen tỵ, và giận dữ, kéo ta…vào nỗi đau bất tận. Bây giờ, anh nhìn lại, bình tâm và mỉm cười, trước những ảo vọng của thế giới này, điều từng có thể lay chuyển và dày vò ngay cả trong tâm trí anh, nhưng ngay bây giờ đứng trước mặt anh thờ ơ như một kẻ đánh cờ sau khi trận đấu kết thúc…Cuộc sống mang hình thái bây giờ chỉ đơn thuần lơ lửng trước mắt anh như một diện mạo thoảng qua, như một ánh nắng buổi sáng mơ màng với kẻ nửa tỉnh nửa mê.”
Theo như Schopenhauer, cách diễn tả về kẻ phủ nhận ý chí này ko phải là một chuyện kể về một tình cảnh lý tưởng ko thể thực hiện được, bởi như ông đã để ý, có rất nhiều cá nhân xuyên suốt lịch sử đã cống hiến cuộc đời mình cho chủ nghĩa khổ hạnh.
“Điều tôi đã diễn tả tại đây bằng miệng lưỡi yếu nhớt và chỉ bằng thuật ngữ, ko phải câu chuyện phiếm triết học, tự tôi phát minh ra, và duy nhất cho hôm nay; ko, đó là cuộc sống đáng ghen tỵ của nhiều vị thánh và tâm hồn cao thượng trong số những Cơ Đốc Nhân, và nhiều hơn nữa đối với người theo đạo Hindu và Phật và cả những tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau.”
Với những ai ko phải vị thánh hay kẻ phủ nhận ý chí, ta sẽ nhìn nhận người khổ hạnh như một gã lạ lùng và dị biệt và cảm thấy rằng anh ta đã từ bỏ thế giới để ưu ái sự hư vô. Schopenhauer có một câu đáp lại cho những kẻ hoài nghi.
“…điều sót lại sau khi hoàn toàn rũ bỏ ý chí, đối với tất cả những ai vẫn còn tràn trề ý chí, chắc chắn là sự hư vô. Nhưng ngược lại, với những ai có ý chí phản đối và phủ nhận bản thân nó, thế giới rất thực của chúng ta với mọi mặt trời và thiên hà, chẳng – là gì cả.”
Với những ai tràn trề ý chí, ta sẽ xem xét kẻ khổ hạnh, người đã phá hủy ý chí bên trong, như một sinh vật trống rỗng, một xác thịt mang lớp bọc hư vô. Tuy nhiên, nhận ra sự vô dụng của ý chí và mọi sự biểu lộ của chúng, kẻ khổ hạnh xem vũ trụ này là hư vô hoặc vô lại và trên thực tế, trạng thái tâm trí đạt được bởi kẻ khổ hạnh ko chỉ đến từ góc quan bởi vì sự thực rằng nó vượt qua cả sự khái niệm hóa. Để hiểu trạng thái tâm trí này, ta phải rời bỏ lĩnh vực giới hạn của triết học và tiến vào chủ nghĩa thần bí (Mysticism).
“Bởi, nếu điều gì đó ko phải là một trong những thứ ta biết, vậy chắc chắn nó chẳng là gì với chúng ta nói chung. Tuy nhiên, nó vẫn ko tuân theo cái sự chẳng là gì tuyệt đối này, nghĩa rằng nó sẽ chẳng là gì từ mọi góc quan và mọi phán đoán khả thi, nhưng ta lại bị giới hạn bởi một tri thức hoàn toàn tiêu cực về nó; và điều này rất có thể nằm trong sự hạn hẹp góc quan của ta. Bây giờ, chắc chắn là những kẻ thần bí ở đây nhìn nhận một cách tích cực, và do đó, từ quan điểm này, chẳng còn gì khác ngoài chủ nghĩa thần bí.”