“Đây chính xác là mối nguy mà con người hiện đại đối mặt: một ngày nào đó anh ta thức dậy để nhận ra rằng mình đã lãng phí một nửa cuộc đời.” (Carl Jung, Practice of Psychotherapy)
Thuốc hướng thần đã trở thành một trong những hình thức chữa trị lo âu phổ biến nhất cho rối loạn và trầm cảm. Nhưng những loại thuốc này ko giỏi ở khoản chữa trị con người và thông thường chúng chỉ là cái nạng chống đỡ cho những người què quặt về mặt tâm lý. May mắn thay, có những cách thay thế để chữa trị lo âu và trầm cảm. Trong Video này chúng ta sẽ hướng đến Carl Jung, một trong những nhà tâm thần học vĩ đại nhất trong lịch sử, để có lời khuyên về cách tìm lời giải cho những rối loạn tâm lý này mà ko cần thuốc.
“…những người ưu tú vẫn bám chặt vào quan điểm cho rằng rối loạn [lo âu] bắt nguồn từ các thay đổi bên trong bộ não. Ko may thay, những bác sĩ bình thường vẫn tín nhiệm chân lý này để gây hại tới bệnh nhân của họ, những kẻ mà thời đại chúng ta tạo ra cả bầy đàn. Gần tất cả bệnh nhân bị thuyết phục bởi giáo lý y học rằng cơn bệnh của họ chỉ là trạng thái cơ thể.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Jung tin rằng hầu hết trường hợp lo âu và trầm cảm ko phải sản phẩm của một bộ não sai lệch, mà là một lối sống sai lệch. Do đó, bước đầu tiên trong phương pháp chữa trị của Jung, ko phải là kê đơn thuốc, mà là một liều hiểu biết tâm lý sâu sắc – một cái nhìn sâu sắc về điều mong đợi ở cuộc đời và những gì cần phải thay đổi. Đối với điều mong đợi ở đời, Jung để ý rằng nhiều người tin vào một cuộc sống dễ dàng, nỗi đau khổ hạn chế ở mức tối thiểu và tránh né khó khăn. Nhưng Jung sẽ thẳng thừng nói với bệnh nhân của mình rằng cuộc đời ko dễ hà gì, và sự thoải mái và bình an ko phải trạng thái tự nhiên của ta. Hay như Jung viết:
“Trong phương kế cuối cùng, sẽ rất khó để có một liệu pháp tâm lý nào loại bỏ mọi trắc trở. Con người cần trắc trở, nó là điều cấp thiết cho sức khỏe. Điều làm ta bận tâm ở đây chính là số lượng thừa mứa của chúng.” (Carl Jung, Structure and Dynamics of the Psyche)
Chấp nhận rằng khó khăn là điều bất biến và ko có điều gì đáng giá dễ dàng có được, sẽ đặt ta vào một nền tảng hiện thực vững chắc để từ đó thay đổi. Bởi khi ta chấp nhận rằng cuộc sống khó nhằn, ta cũng sẽ nhận ra rằng chỉ thông qua một tính cách được kiên cố, ta mới có cơ hội sống cuộc đời tốt đẹp. Mặt khác, nếu, ta vẫn bị mắc kẹt trong ảo tưởng rằng cuộc đời nên dễ dàng, ta sẽ ít có động lực vượt qua một tính cách yếu đuối, bởi ta sẽ hy vọng hão huyền rằng nếu mình cho nó thời gian, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.”
“Cuộc đời là một bãi chiến trường. Nó luôn, và mãi luôn là vậy; và nếu nó ko như vậy, sự sống sẽ đến hồi kết.” (Carl Jung, Man and His Symbols)
Có một mảnh ghép hiểu biết tâm lý sâu sắc khác mà Jung xem là cấp thiết để bệnh nhân của ông hiểu – đó là vấn đề xảy ra ở hiện tại của chúng ta ko thể giải quyết bằng cách đào bới quá khứ của mình. Nhiều người thích tin rằng chỉ khi họ đã xác định được lý do mình thành ra thế này, họ mới có thể tiến bước trong đời. Nhưng Jung tin rằng một sự chú tâm quá đà vào quá khứ chỉ đơn thuần là chiến thuật tránh né được dùng để lảng tránh nhiệm vụ khó nhằn khi đối mặt với những gì cần phải làm ngay bây giờ.
“Con người nên biết rằng ko chỉ kẻ loạn thần, mà là mọi người, vốn ko bao giờ muốn tìm kiếm nguyên do của bất kỳ phiền phức nào trong bản thân, mà là đẩy chúng khỏi bản thân càng xa càng tốt về mặt không gian và thời gian. Nếu ko, họ sẽ có nguy cơ phải thay đổi để tốt hơn. So sánh với nguy cơ đáng ghét này, dường như đổ lỗi cho người khác mang lại nhiều lợi thế hơn, nếu ko thể chối bỏ cái sai ở bản thân, ít nhất giả bộ nó bằng cách nào đấy tự phát triển theo cách riêng khi còn trong trứng nước.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology, Volume 7)
Với những liều hiểu biết tâm lý sâu sắc này, Jung sẽ chuyển sang bước hành động đầu tiên trong phương pháp điều trị của mình; và nó chính là giúp bệnh nhân đối mặt với điều ông gọi là Shadow (bóng âm), bởi như ông viết:
“…điều kiện thiết yếu đầu tiên của bất kỳ phương pháp tâm lý toàn diện nào, [chính] là để ý thức đương đầu với Shadow của nó.” (Carl Jung, Mysterium Coniunctionis)
Shadow theo thuật ngữ Jung ý chỉ những nhân tố tính cách mà chúng ta phủ nhận, và đẩy vào vô thức, bởi vì nhục nhã, bất an, hay khiển trách. Nói cách khác, nó là khía cạnh tính cách ta muốn che giấu với người khác, cũng như chính mình.
“…ko nghi ngờ gì khi con người, về mặt tổng thể, ko tốt bằng những gì anh ta hình dung về bản thân hay muốn trở thành. Mỗi người đều mang 1 Shadow, nó càng ít xuất hiện trong cuộc đời ý thức của cá nhân, nó càng đen tối và đậm đặc hơn.” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Jung tin rằng đối diện với Shadow là điều cần thiết trong quá trình thay đổi bản thân vì nhiều lý do. Đầu tiên, chúng ta chẳng giúp ích được gì cho bản thân bằng cách phủ nhận phần kém cỏi trong tính cách, ta chỉ đơn thuần mất kiểm soát về cách, và khi nào, những nét tính cách đó xuất hiện. Mặt khác, nếu ta thừa nhận một khuyết điểm tính cách, ta có thể học cách kiểm soát sự biểu lộ của chúng và nhờ đó giảm thiểu nguy hiểm nó mang đến cho cuộc đời, hay như Jung giải thích:
“Bất kỳ thứ gì có ý thức có thể sửa chữa được, nhưng bất kỳ thứ gì trôi vào vô thức thì nằm ngoài tầm sửa chữa và, sự tăng trưởng theo cấp độ của nó ko bị làm phiền, có thể ngày càng suy đồi. May mắn thay, thiên nhiên thấy rằng những nội dung vô thức sớm muộn gì cũng sẽ xâm nhập vào ý thức và tạo ra một sự bối rối cần thiết.” (Carl Jung, Mysterium Coniunctionis)
Nhưng Shadow ko chỉ cấu thành từ điểm yếu, đúng hơn thì một số nhân tố của nó là điểm mạnh mà ta kìm nén trong thời niên thiếu bởi vì bạn bè đồng trang lứa, thành viên gia đình, hay xã hội nói chung, mang đến cho ta một cảm giác sai lệch rằng những nét đặc biệt này là xấu. Ví dụ, một số người kìm nén khả năng thể hiện tức giận hay bảo vệ quyền lợi chính mình. Do vậy, một lợi ích khác của việc ý thức Shadow, chính là ta tiếp cận được với những nét tính cách đặc biệt thúc đẩy cuộc đời, hay như Jung viết:
“…shadow chỉ đơn thuần là có phần thấp bé, nguyên thủy, thích ứng kém, và ngại ngần; ko hoàn toàn xấu. Nó thậm chí bao hàm…những phẩm chất theo một cách nào đó tiếp sức sống và tô điểm sự tồn tại của con người, nhưng tục lệ lại cấm cản!” (Carl Jung, Psychology and Religion)
Một cách để trở nên ý thức Shadow chính là quan sát những điểm yếu, khuyết sót và bất an của những người thân cận ta. Bởi hầu hết chúng ta ko chỉ kìm nén những nét tính cách đặc biệt tương đồng, mà ta còn có khuynh hướng phóng chiếu những nhân tố của Shadow lên người khác. Do đó, nếu ta để ý tới những nét tính cách đặc biệt của bạn bè và gia đình làm ta khó chịu, ta cũng có thể hiểu được sơ sơ về Shadow chính mình. Ngoài quan sát người khác, một cách khác để mang Shadow vào ánh sáng ý thức chính là suy ngẫm lại động lực hành động của ta, nhất là những hành động ta thấy xấu hổ, và tự phê phán bản thân thật tình khi được cho phép. Bởi như Jung lưu ý, thường thì điều ngăn ta nhìn thấy Shadow chính là khả năng thành thật với bản thân mình: “Với một chút sự tự phê bình bản thân, con người có thể nhìn thấu Shadow.” (Carl Jung Aion)
Cùng với việc trở nên ý thức Shadow, một khía cạnh thiết yếu khác của phương pháp điều trị của Jung đó là giúp bệnh nhân tìm ra mục đích cho cuộc đời họ. Bởi Jung tin rằng khi mắc kẹt trong một cơn trầm cảm nặng, hay bị nuốt chửng bởi rối loạn lo âu, để chữa khỏi thì cần khám phá “vai trò với tư cách là một trong những diễn viên trong vở kịch nghệ cuộc đời tuyệt diệu” (Carl Jung, The Symbolic Life). Để hiểu điều này có nghĩa gì, ta có thể chuyển sang cuộc gặp gỡ của Jung với tù trưởng bộ lạc Pueblo vào nửa đầu thế kỷ 20. Jung bàn luận với người đàn ông này về truyền thống bộ lạc và người tù trưởng đã đưa ra nhận định sau:
“Vâng, chúng tôi là một bộ lạc nhỏ, và những tên người Mỹ này, chúng muốn can thiệp tôn giáo bọn tôi. Họ ko nên làm điều đó, vì chúng tôi là đứa con của Cha (Father), của Mặt Trời (Sun). Người đi lên đó”; (chỉ vào mặt trời) – “chính là Cha của chúng tôi. Chúng tôi phải giúp đỡ ông ấy hàng ngày vượt qua đường chân trời và tiến bước lên Thiên Đường (Heaven). Và bọn tôi ko chỉ làm điều đó cho bản thân: chúng tôi làm vì nước Mỹ, vì thế giới.” (Volume 18, Carl Jung, The Symbolic Life)
Jung hiểu rằng đối với nhiều người trong thời hiện đại, câu nói này nghe có vẻ điên rồ và cổ quái. Nhưng như ông lưu ý sâu xa hơn, những thành viên của bộ lạc này ko phải chịu đựng nhiều như chúng ta. Họ ko bị nhiễm chứng loạn thần, rối loạn lo âu, hay trầm cảm. Họ ko lấp đầy bằng thuốc mỗi ngày, và họ ko bị suy nhược do nghiện ngập. Thay vào đó, bộ lạc này bao gồm những cá nhân có vai trò cao cả tự nhìn nhận bản thân như là đang hoàn tất nghĩa vụ của mình với tư cách là diễn viên trong vở kịch nghệ cuộc đời tuyệt diệu, và cuộc đời họ tràn đầy ý nghĩa và mục đích. Hay như Jung viết:
“Những con người này ko có vấn đề gì. Họ có đời sống thường nhật, đời sống biểu tượng. Họ thức dậy vào ban sáng với cảm giác về trách nhiệm cao cả và thiêng liêng: họ là những đứa con của Mặt Trời, của Cha, và nghĩa vụ thường nhật của họ là giúp người Cha vượt qua đường chân trời – ko chỉ cho mình họ, mà còn cho thế giới. Bạn nên thấy những anh chàng này: họ sở hữu một phẩm cách bẩm sinh đủ đầy.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Jung tương phản lối sống này với một người phụ nữ phương Tây ông gặp. Người phụ nữ này, như Jung lưu ý, là một người nghiện du lịch, luôn đi từ nơi này đến nơi khác, luôn kiếm tìm, nhưng chẳng bao giờ thực sự tìm ra điều cô muốn.
“Tôi ngạc nhiên khi nhìn vào đôi mắt cô ấy – đôi mắt của một con vật bị săn, bị dồn ép đến chân tường – kiếm tìm, kiếm tìm, luôn hy vọng về gì đó… Cô ấy bị chiếm hữu… Và tại sao lại vậy? Bởi vì cô ko sống cuộc đời chính đáng. Cuộc đời của cô ấy là một sự vô vị lố bịch cùng cực…chẳng có nghĩa lý gì trong đó cả. Nếu nay cô ấy chết, chẳng gì xảy ra, chẳng gì biến mất – bởi cô chẳng có thứ gì!” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Kiểu tìm kiếm một cách cưỡng chế này đã lây lan nhiều người trong thế giới phương Tây. Một số đi từ địa điểm này tới địa điểm khác, một số theo đuổi bạn tình lãng mạn, những người khác kiếm tìm tiền bạc, uy danh, danh tiếng hay sự công nhận trên mạng xã hội một cách cưỡng ép. Nhưng dù hình thức bên ngoài như nào đi nữa, động lực tiềm ẩn vẫn y nguyên – kẻ tìm kiếm muốn thoát khỏi tính vô vị của cuộc đời mình. Họ tìm cách lấp đầy khoảng ko trống vắng đến từ việc sống cuộc đời vô nghĩa. Nhưng như Jung giải thích, khoảng ko này chẳng thể lấp đầy bằng những món đồ, hay thậm chí trải nghiệm, điều lấp đầy nó chính là biết rằng ta đang sống theo một cách tạo nên sự khác biệt, hay như ông đã viết bận tâm về người phụ nữ mình gặp:
“Nhưng nếu cô ấy có thể nói rằng, “Tôi là con gái của Mặt Trăng (Moon). Mỗi đêm tôi phải giúp Mặt Trăng, người Mẹ (Mother), vượt lên chân trời” – ah, đó là câu chuyện khác! Sau đó cô ấy sống, cuộc đời có nghĩa lý, và có ý nghĩa trong mọi sự tiếp diễn, và cho toàn bộ nhân loại. Điều này mang đến bình an, khi con người cảm thấy mình sống [với tư cách] là diễn viên trong vở kịch nghệ cao cả. Duy chỉ điều này mang ý nghĩa cho cuộc đời con người; bất kỳ thứ gì khác đều sáo rỗng và bạn có thể bỏ qua. Một sự nghiệp, sinh con, tất cả đều là ảo mộng so với một điều rằng cuộc đời bạn có ý nghĩa.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Jung ko đề xuất rằng tất cả chúng ta nên áp dụng thần thoại người Pueblo, thay vào đó quan điểm của ông là nhiều người phải chịu đựng bởi vì cuộc đời ko có nghĩa lý. Và nhiệm vụ cho những ai muốn thoát khỏi lo âu hay trầm cảm chính là khám phá ý nghĩa này. Nói cách khác, ta phải tìm cách khẳng định sự tồn tại, nhờ đó mà ta, như người Pueblo, có thể tin rằng cuộc đời mình có ý nghĩa. Với một số người, điều này có thể đạt được bằng tôn giáo, với người khác thì đó là đóng góp một cách đáng kể tới những điều khuyến khích giá trị như là công lý, tự do, hay cộng đồng, trong khi những người khác tìm thấy điều đó thông qua hành động sáng tạo. Nhưng với những người ở phương Tây hiện đại, nơi chúng ta thiếu một thần thoại có sức ảnh hưởng lớn, việc khám phá ra cách đóng một vai trò có ý nghĩa trong vở kịch nghệ cuộc đời tuyệt diệu nằm ở chúng ta, chỉ mình chúng ta thôi. Với một số ít đạt được nhiệm vụ này, một cuộc đời đủ đầy sẽ quyết định tương lai họ, với nhiều người chưa đạt được, nhiều năm hay thập kỷ đau khổ vu vơ và kiếm tìm một cách cưỡng chế sẽ là số phận của họ.
“Tôi chỉ bận tâm tới việc thực hiện điều hiện hữu trong mỗi cá nhân…Đó là toàn bộ vấn đề, đó là vấn đề của người Pueblo thực thụ; rằng ngày hôm nay tôi làm mọi thứ cần thiết để Cha tôi có thể vượt lên trên chân trời.” (Carl Jung, The Symbolic Life)